1– 30 6 Như điểm 5 nhưng sự hình thành bào tử ở mức mạnh hơn 31 –

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cỏ dại đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 31 - 35)

7 Vết bệnh có trên khắp các tầng lá, tầng lá giữa và gốc

khô héo 41 – 60

8 Như điểm 7 nhưng mức độ khô héo nặng hơn 61 – 80

9 Cây bị bệnh rất nặng 81 - 100

2.7.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

Theo dõi 10 cây khi thu hoạch

- Số quả/cây: Đếm số quả trên 10 cây mẫu/ô

- Năng suất quả khô (kg/ô): Thu để riêng từng ô, bỏ quả lép và non, phơi khô kỹ (vỏ lụa tróc dễ dàng khi vê bằng tay), cân khối lượng (gồm cả quả của 10 cây mẫu)

- Cân khối lượng 100 quả (g) :Lấy 3 mẫu quả khô, mỗi lần nhắc lại 1 mẫu, mỗi mẫu 100 quả, cân khối lượng tính giá trị trung bình

- Cân khối lượng 100 hạt (g): Trộn đều hạt của 3 mẫu quả khô đã bóc ở trên, loại bỏ hạt non và hạt lép, lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 100 hạt cân khối lượng tính giá trị trung bình [1, tr. 61 - 62].

- Hệ số kinh tế.

Hệ số kinh tế = Năng suất cá thể/khối lượng khô của toàn cây - Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100quả x 10000m2

NSLT =

107

- Năng suất cá thể: Cân khối lượng quả chắc khô của 10 cây và lấy trung bình - Năng suất thực thu: Dựa vào năng suất của các ô (tạ/ha)

Năng suất ô x 10.000 m2

Năng suất thực thu =

10m2

2.8. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liêu được thu thập và tính toán theo công thức toán học thông thường. Số liệu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình Exel 2003 và phần mềm IRRISTAT, được thể hiện qua các bảng và biểu đồ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Ảnh hưởng của cỏ dại đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm 3.1. Ảnh hưởng của cỏ dại đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm

Mọc mầm là giai đoạn khởi đầu của toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc, quá trình này hạt lạc chuyển từ giai đoạn tiềm sinh sang trạng thái sống, bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi cây xuất hiện trên mặt đất. Vì vậy nó đóng vai trò quan trọng là yếu tố quyết định số cây ban đầu của quần thể.

Thời kỳ mọc mầm diễn ra khi hạt hút ẩm 40 - 50% trọng lượng ban đầu của hạt. Các thành phần protein, lipít dự trữ trong hạt biến đổi về mặt sinh lý, sinh hoá để tạo ra các hợp chất đơn giản như axit amin, đường glucoz,... là những đơn vị đầu tiên cấu tạo nên prôtêin và các tế bào mới của cây. Do vậy chất lượng hạt giống là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của hạt lạc. Ngoài ra yếu tố ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của hạt lạc như nhiệt độ, độ ẩm... Nhiệt độ thích hợp nhất cho lạc nảy mầm là 25 - 30oC, ẩm độ thích hợp là 70 - 80%.

Bên canh đó kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng lớn đến thời kỳ này, sau khi thu hoạch làm đất ngay để tranh thủ độ ẩm, độ ẩm đất, không gieo hạt khi đất quá ướt, không gieo ngược mầm, độ sâu lấp hạt thích hợp và bón lót đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mọc mầm của hạt và là tiền đề cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỏ dại đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cỏ dại đến thời gian (ngày) và tỷ lệ mọc mầm (%) Công thức Thời gian mọc mầm Tỷ lệ mọc mầm (%)

I (Đ/C) 11 91,81 II 11 85,15 III 11 80,45 IV 11 91,51 V 11 90,90

Từ kết quả của bảng 3.1 cho thấy:

Thí nghiệm tiến hành trên giống lạc L14 với số lần làm cỏ khác nhau ở các công thức, tiến hành gieo hạt vào ngày 01/03/2008 và tất cả các công thức đều có cùng thời gian mọc mầm là sau khi gieo 11 ngày. Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn Nghệ An trong thời gian này không có mưa, độ ẩm trung bình ngày từ 77 - 90%, nhiệt độ trung bình ngày giao động trong khoảng từ 15,1 - 19,2oC, vậy trong thời gian này nhiệt độ không phù hợp cho quá trình mọc mầm của lạc nên thời gian từ khi gieo đến khi mọc kéo dài. Giai đoạn này cỏ dại chưa phát triển mạnh nên chưa có sự ảnh hưởng đến các công thức thí nghiệm.

Các công thức khác nhau thì có tỷ lệ mọc mầm khác nhau, tỷ lệ mọc mầm giao động trong khoảng từ 80,45 - 91,81%, cao nhất là công thức đối chứng với 91,81%, thấp nhất ở công thức III với 80,45%. Sự khác nhau về tỷ lệ mọc mầm giữa các công thức chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố phi thí nghiệm như đất đai, chế độ nước,...không phải do cỏ dại gây ra vì giai đoạn này cỏ dại chưa phát triển mạnh, hơn nữa quá trình làm đất trước đó đã nhặt sạch cỏ dại.

3.2. Ảnh hưởng của cỏ dại đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính và chiều dàicành cấp một. cành cấp một.

Thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, lúc già thì có cạnh và rỗng ruột. Thân chính có hai thời kỳ sinh trưởng mạnh và nhanh là lúc cây bắt đầu ra hoa và lúc có nhiều tia, những lúc này số lượng lá và trọng lượng chất khô cũng tăng nhanh.

Kể từ khi cây bắt đầu mọc, thân và cành mọc nhanh dần. Khi hoa sắp ra thân mọc chậm lại. Từ khi hoa ra thân lại mọc nhanh, khi hoa tắt thân mọc chậm rồi ngừng.

Thân cây và cành mọc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ: Mọc nhanh, ở nhiệt độ cao, mọc chậm ở nhiệt độ thấp.

Cây lạc phân cành ngay từ gốc cây chính ngắn, cành dài, nhóm lạc đứng có thân chính dài, cành ngắn. Nhóm lạc đứng có khoảng 4 - 6 cành cấp 1.

3.2.1. Ảnh hưỏng của cỏ dại đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính

Sự tăng trưởng chiều cao thân lạc tăng dần từ khi mọc cho đến khi đâm tia rộ và hình thành quả sau đó giảm dần tới khi thu hoạch.

Chiều cao thân chính ở mức độ nhất định có thể là chỉ tiêu để đánh giá mức độ tăng trưởng và khả năng cho năng suất của lạc. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao thích hợp, còn đối với các bộ phận dinh dưỡng khác, thân không đổ, các đốt phía dưới gắn, thân mập, cứng. Trường hợp dinh dưỡng không đủ, cây thấp, nhỏ, số lá trên thân chính giảm, cây sớm kết thúc sinh trưởng về chiều cao. Trọng lượng thân và các cơ quan khác cũng sẽ giảm dẫn đến số hoa số quả và trọng lượng quả giảm. Thí nghiệm ảnh hưởng của cỏ dại tới chiều cao thân chính thu được kết quả ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cỏ dại đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w