Nhằm tìm hiểu vai trò to lớn của vi khuẩn lam đối với sự sinh trởng, phát triển của cây trồng. ở đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tợng là hai chủng vi khuẩn lam: Calothrix marchica Bharad. var. crassa Rao, C.B và Anabaena iyengarii Bharad. var. tenuis Rao, C.B., cùng với 2 giống ngô: VN2 và DK- 888.
2.1.1. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria)
Hai chủng vi khuẩn lam trong đề tài đợc lấy từ phòng tảo của Bộ môn thực vật do thầy giáo PGS. TS. Võ Hành và TS. Hồ Sĩ Hạnh phân lập và thuần khiết.
2.1.1.1. Anabaena iyengarii Bharad. var. tenuis Rao, C.B.: thuộc chi: Anabaena Bory, 1822
Họ: Nostocaceae Kuetz, 1843 Bộ: Nostocalles Geitl, 1925 Ngành: Cyanobacteria [6, 7, 21].
2.1.1.2. Calothrix marchica Bharad. var. crassa Rao, C.B.
Thuộc chi: Calothrix Ag., 1824
Họ : Rivulariaceae Rabh, 1868 Bộ : Nostocales Geil.,1925 Ngành : Cyanobacteria [6,7].
2.1.2. Giống ngô:
Giống ngô: giống ngô DK- 888 và giống VN2 đợc lấy từ trạm khuyến nông xã Đại Sơn, Đô Lơng, Nghệ An.
- Giống DK-888:
Là giống lai đơn của công ty DEKALB - Mỹ, đợc nhập vào nớc ta từ Thái Lan và trồng thử nghiệm từ năm 1991.
Năng suất trung bình 55- 65 tạ/ ha, thâm canh đạt > 80 tạ/ ha.
Có thể trồng ở mọi vùng, đặc biệt trên các chất đất phù sa ven sông, đất đỏ bazan, đất đen dốc tụ.
- Giống VN2:
Do viện nghiên cứu ngô chọn lọc từ các giống ngô nếp S -2, nếp Quảng Nam Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn (Vĩnh Phú) từ vụ xuân 1992 đợc công nhận giống mới tháng 1- 1998. Năng suất trung bình 30-40 tạ/ ha có khả năng chịu hạn chịu chua, chịu phèn tốt, chống đổ gạy khá và ít nhiễm sâu bệnh [14].