10 Lợi nhuận trong ngành 0.09 3 0.27
11 Xu hướng tiêu dùng sản phẩm 0.07 3 0.21
12 Luật thuế 0.07 2 0.14
Tổng cộng 1.00 2.62
(Nguồn : Tác giả tổng hợp ) Nhận xét bảng: điểm số 2,62 > 2,5 công ty có phản ứng trên trung bình đối với các yếu tố bên ngoài tác động vào công ty. Trong đó lãi suất và tỷ giá, lạm phát, nguồn nhân lực trong ngành, thị trường cạnh tranh trong ngành, luật thuế là những nguy cơ, đồng thời các yếu tố còn lại là những cơ hội để công ty tận dụng.
Qua phân tích trên chúng ta có thể có nhận xét chung như sau: *Những thành tựu:
- Cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ nên dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động trong công ty. - Trình độ các cán bộ thuộc các phòng cũng như tay nghề của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao.
- Nguồn nhân lực có quá trình gắn bó lâu dài với công ty nên có sự đoàn kết trong công việc và am hiểu về tình hình hoạt động của công ty.
- Doanh số và lợi nhuận qua các năm tăng lên, chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng tin dùng.
- Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên một số thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản…
- Công ty đã có sự đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng ở những nhóm nước có mức giá cao như: Nhật, Tây Âu…
- Quá trình tồn tại và phát triển của công ty qua 29 năm hoạt động chính là bậc thang uy tín trên thương trường.
* Những tồn tại:
- Giá cả sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao.
- Công nghệ đã được cải tiến nhưng vẫn chưa theo kịp những công ty có quy mô lớn hơn, chi phí sản phẩm còn cao
- Mối quan hệ làm ăn còn bó hẹp với một số đối tác có quan hệ lâu năm. - Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới.
- Chưa có sự đầu tư vào hoạt động marketing, việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm chưa được mở rộng, bỏ qua thị trường trong nước.
- Công ty chưa có kênh phân phối hợp lý đến tay người tiêu dùng nên có những giới hạn nhất định trong cạnh tranh.
*Nguyên nhân:
- Khách quan: các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chủ quan:
+ Quá trình hoạt động lâu dài của công ty là thước đo uy tín đối với khách hàng. + Sự trung thành của các bạn hàng lâu năm từ giai đoạn mới thành lập của công ty giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và ngày càng phát triển.
+ Sự thay đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần đã đơn giản hoá cơ cấu tổ chức quản lý, làm cho gọn nhẹ và năng động hơn.
+ Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing để đưa ra những chiến lược hoạt động phù hợp với hiện trạng của công ty giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Khâu phân phối của công ty mới ở trong phạm vi của các đơn đặt hàng và các công ty thương mại lớn trong nước.
Tóm tắt chương 2
Những nội dung và các vấn đề được trình bày trong chương này cho thấy môi trường bên trong và bên ngoài tác động nhiều đến công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ cơ sở phân tích thực trạng này sẽ là tiền đề để tác giả tiến hành xây dựng và lựa chọn giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty ở chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CBHXK ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2016
3.1 Phương hướng nhiệm vụ của Công ty đến năm 2016 3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty
- Tìm kiếm và tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định cho sản xuất. Hợp lý hóa các khâu sản xuất nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh vòng quay vốn.
- Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm và tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty phải có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty
- Với tiềm lực của mình, công ty sẽ phát huy hơn nữa những mặt mạnh sẵn có để tăng thêm sức mạnh cạnh tranh.
- Dựa vào uy tín của mình trên thị trường các nước Châu Âu và Nhật Bản…để làm hình ảnh quảng bá sản phẩm, qua đó đưa sản phẩm tiếp cận vào những thị trường mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các chính sách tín dụng thương mại để góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó tạo ra nguồn tài chính vững mạnh phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhanh chóng thành lập bộ phận marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. - Có các chế độ chính sách hợp lý để thu hút nhân tài và giữ chân nguồn nhân lực có năng lực.
- Có chế độ đào tạo huấn luyện, nâng cao tay nghề và trình độ của lực lượng lao động để làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Công ty cần khắc phục và mở rộng kênh phân phối thông qua việc lập các phòng trưng bày sản phẩm, tìm cách phân phối sản phẩm trực tiếp đến khách hàng thông qua các đối tác trung gian.
3.2 Một số giải pháp phát triển họat động sản xuất kinh doanh của Công ty CP CBHXK Đồng Nai đến năm 2016
SWOT O: T:
1.Các chính sách của ngành 2.Chính trị
3. Thu nhập tăng
1. Lãi suất và tỷ giá
4. Hội nhập quốc tế
5. Sự phát triển của KHKT – CN 6. Lợi nhuận trong ngành
7. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm
2. Lạm phát
3. Nguồn nhân lực trong ngành
4. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt 5. Luật thuế còn phức tạp S: S.O: S.T: 1. Công ty được tín nhiệm cao
2. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
S2,S3,S4 + O1,O4,O5,O7 : giải pháp mở rộng thị trường S1,S3,S4,S5 + O1,O6,O7,O8 : giải pháp phát triển sản phẩm S1,S2,S6,S7 + O1,O2,O7 :giải pháp mở rộng sản xuất S1,S2,S3,S4 + T4 : giải pháp xâm nhập trị trường 3. Sản phẩm chất
lượng tốt S1 + T3,T4: giải pháp thu hút nguồn nhân lực 4. Mẫu mã SP đa dạng
5. Năng lực sản xuất S2,S6 + T1,T2,T5: giải pháp nâng
cao năng lực quản trị tài chính 6. Nguồn vốn
7. Nguồn nguyên liệu
W: W.O: W.T:
W4 + O2,O5 : giải pháp tìm kiếm thêm đối tác
W4 + T4 : giải pháp liên kết với các công ty trong ngành W1 + T4 giải pháp tăng cường họat
động R & D 1. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm 2. Máy móc thiết bị 3.Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt 4. Thị trường phụ thuộc đối tác W3 + O1,O5,O8 : giải pháp thành lập bộ phận chuyên trách công tác Marketing
Nhóm giải pháp S.O:
- Mở rộng thị trường : S2, S3, S4 + O1, O4, O5, O7. Từ những điểm mạnh của công ty là đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng tận dụng cơ hội là thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu nhập người dân tăng, hội nhập quốc tế và lợi nhuận trong ngành, giải pháp nhằm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm của công ty đến nhiều nơi trên thế giới.
- Phát triển sản phẩm : S1, S3, S4, S5 + O1, O6, O7, O8. Từ những điểm mạnh là công ty được tín nhiệm cao, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng, năng lực sản xuất kết hợp với thị trường tiêu thụ lớn, sự phát triển của KHKT-CN, lợi nhuận trong ngành, xu hướng tiêu dùng sản phẩm, giải pháp phát triển sản phẩm nhằm làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Mở rộng sản xuất : S1, S2, S6, S7 + O1, O2, O7. Với sự tín nhiệm hiện có của công ty, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nguồn vốn, nguồn nguyên liệu đồng thời tận dụng cơ hội thị trường tiêu thụ lớn, các chính sách của ngành và lợi nhuận trong ngành, giải pháp mở rộng sản xuất nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
Nhóm giải pháp S.T:
- Xâm nhập thị trường : S1, S2, S3, S4 + T4. Tận dụng những điểm mạnh của công ty là được tín nhiệm cao, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng để ứng phó với thách thức hiện nay là mức độ cạnh tranh gay gắt; giải pháp xâm nhập thị trường nhằm tìm kiếm thêm thị phần tại các thị trường hiện có. - Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao : S1 + T3, T4. Với điểm mạnh là công ty được tín nhiệm cao có thể ứng phó với thách thức hiện nay là nguồn nhân lực trong ngành khan hiếm và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt bằng việc đưa ra giải pháp thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đảm bào cho mục tiêu phát triển của công ty.
- Nâng cao năng lực quản trị tài chính : S2, S6 + T1, T2, T5. Tận dụng điểm mạnh của công ty là nguồn vốn, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để khắc phục những thách thức về lãi suất, tỷ giá và lạm phát, luật thuế còn phức tạp, giải pháp nâng cao năng lực
quản trị tài chính nhằm tăng khả năng ứng phó với những thay đổi xấu có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Nhóm giải pháp W.O:
- Tìm kiếm thêm đối tác : W4 + O2, O5 . Để khắc phục yếu điểm hiện nay là thị trường phụ thuộc đối tác đồng thời tận dụng các chính sách của ngành và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Việc tìm kiếm thêm đối tác,giúp Công ty không phụ thuộc vào một đối tác nào, đồng thời tránh được các rủi ro khi gặp phải bất trắc từ một vài đối tác.
- Thành lập bộ phận chuyên trách marketing : W3 + O1, O5, O8. Để khắc phục điểm yếu hiện nay là Công ty chưa có bộ phận chuyên trách Marketing đồng thời tận dụng cơ hội là thị trường tiêu thụ lớn, hội nhập quốc tế và sự phát triển của KHKT – CN, thành lập bộ phận marketing tập trung vào phân tích, dự báo thị trường, từ đó có định hướng đúng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu
Nhóm giải pháp W.T:
- Tăng cường họat động R & D : W1 + T4 .Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Công ty còn yếu trước thách thức hiện nay của ngành là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, giải pháp nâng cao công tác R & D để góp phần nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, mang lại định hướng phát triển lâu dài cho Công ty.
- Liên kết với các công ty trong ngành : W4 + T4. Để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện nay thì việc chủ động liên hệ với đối tác, duy trì thị trường tiêu thụ hiện có là quan trọng nhưng thị trường tiêu thụ của công ty phụ thuộc đối tác, vì vậy lựa chọn giải pháp liên kết cới các công ty trong ngành
3.2.2 Lựa chọn một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty
CP CBHXK Đồng Nai đến năm 2016
Từ thực tế họat động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua, Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn của mình. Để đưa họat động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, khắc phục những hạn chế, phấn đấu giữ vững và nâng cao uy tín của Công ty đối với khách hàng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Công ty, tác giả xin nêu ra một số giải pháp chủ yếu cần làm trong thới gian tới với mong muốn góp thêm những suy nghĩ, ý kiến của mình để góp
phần đưa Công ty phát triển hơn nữa, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
3.2.2.1 Mở rộng thị trường:
a. Coi trọng thị trường truyền thống kết hợp với các thị trường trọng điểm :
Thị trường truyền thống của Công ty là những thị trường đã có quan hệ từ lâu và quen thuộc với các mặt hàng của Công ty như thị trường Đức, Pháp, Thụy Điển…đều là những bạn hàng lớn và quen thuộc với Công ty từ lâu. Tuy nhiên để củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp với thị trường này Công ty còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện các biện pháp phù hợp và có kế họach riêng cho mỗi thị trường. Mặt khác để duy trì và phát triển thị trường truyền thống Công ty cần đưa ra giải pháp nâng cao uy tín, chất lượng chủng loại hàng hóa, phát triển các dịch vụ, các hình thức hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu.
b. Mở rộng thị trường tiềm năng:
- Đối với các công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì vấn đề thị trường xuấ t khẩu là vấn đề sống còn của công ty, ở Công ty CPCB HXK Đồng Nai cũng vậy để tồn tại và phát triển không những Công ty phải cố gắng ổn định duy trì thị trường truyền thống mà còn phải tập trung đưa ra các giải pháp để xâm nhập vào các thị trừơng mới như: Hàn Quốc , Nhật…
- Việc xâm nhập vào thị trường mới là một quá trình, với bất kỳ một công ty nào thì quá trình đó cũng rất gay go phức tạp và khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc của một công ty.
- Việc phát triển thị trường mới trước hết phải nghiên cứu về nhu cầu thị trường, biện pháp thu hút khách hàng như: nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng chính sách giá xâm nhập, giá giới thiệu. Ngoài ra Công ty phải giao hàng đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm mà hai bên đã thực hiện, luôn coi khách hàng là thượng đế với phương châm “ Bán cái mà thị trường cần, không bán cái mà mình có”.
3.2.2.2 Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng :
Với quan niệm con người là nền tảng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của công ty, việc đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển cùa từng công ty, giúp các công ty tạo ra khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện Công ty đang xây dựng và củng cố nguồn nhân lực phù hợp với giai đọan phát triển mới
- Tiến hành tốt ngay từ khâu công tác tuyển dụng lao động: Công tác tuyển dụng phải đáp ứng được yêu cầu sau: người lao động cần phải được kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề để có sự phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với người lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen được với công việc của Công ty. - Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động: Công ty cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng,