Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách
Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao
động làm việc công để thực hiện trách nhiệm được giao, bao gồm:
- Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cả gồm: các bộ chủ chốt của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, những người đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.
- Cán bộ chuyên môn được Uỷ ban nhân dân tuyển chọn gồm: công an trưởng, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính – kế toán, tư pháp, văn hoá - xã hội. Số lượng cán bộ chuyên trách do Chính phủ quy định.
Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước; khi không còn là cán bộ chuyên trách mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tự đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc. Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở
cấp trên. Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cần được sửa đổi theo hướng bao gồm cả cán bộ, công chức cơ sở.
Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công
trong một phần thời gian lao động. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định khung về số lượng
Việc phát triển lý luận về quản lý nhà nước trong thời gian tới cần hướng vào các nội dung sau :
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân và chức năng của Nhà nước ta. Trọng tâm của công tác nghiên cứu cần tập trung làm rõ những nội dung của một nhà nước pháp quyền trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ hai, làm rõ các nguyên tắc tổ chức và quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những nguyên tắc đề ra không chỉ dừng lại ở nhận thức chính trị đơn thuần, hoặc chung chung, thiếu cụ thể, mà phải căn cứ vào các thành quả của khoa học hành chính, khoa học tổ chức và khoa học quản lý đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
Thứ ba, nghiên cứu xây dựng mô hình chung về tổ chức bộ máy, xác định các chức năng của Chính phủ, các ngành, các cấp theo một cơ chế phân cấp phù hợp. Theo đó, Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước các cấp tập trung vào chức năng hoạch định chiến lược, chính sách và cung ứng các dịch vụ thuộc chức năng quản lý hành chính của nhà nước.
Thứ tư, xác định vai trò và nội dung quản lý hành chính mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là, cần nghiên cứu hệ thống thể chế mới, phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng phát triển nền hành chính nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu
thế hội nhập quốc tế.
Thứ năm, tiếp tục tổng kết cải cách hành chính để rút ra những bài học kinh nghiệm, hoàn thiện chiến lược tổng thể về cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, các bước đi cụ thể và các khâu then chốt cho từng giai đoạn cụ thể. Để khắc phục sự lạc hậu, chậm trễ của công tác lý luận, chúng ta phải đẩy mạnh tổng kết thực tiễn. Coi đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định để thúc đẩy sự phát triển của công tác lý luận. Phải đối chiếu với thực tiễn hiện tại để khẳng định, bổ sung, phát triển lý luận.
Thứ sáu, nghiên cứu lý luận về cải cách hành chính theo thiết chế dân chủ. Phát huy dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới nói chung, của công cuộc cải cách hành chính nói riêng ở nước ta. Trong lĩnh vực hành chính, phát huy dân chủ có nghĩa là tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các công việc quản lý nhà nước. Vì vậy, công tác lý luận cần tập trung nghiên cứu xây dựng cơ chế phát huy dân chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước. Thứ bảy, tìm tòi và phát hiện ra động lực của cải cách hành chính. Trong cải
cách hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức vừa là chủ thể vừa là đối tượng của cải cách hành chính. Vì vậy, cần nghiên cứu các lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính, tạo ra cơ chế sử dụng công chức có hiệu quả để thúc đẩy đội ngũ này tự cải cách. Nghiên cứu, tìm ra cơ chế ngăn chặn và đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí trong bộ máy nhà nước và nâng cao đạo đức, năng lực của công chức.
Thứ tám, nghiên cứu về quản lý tài chính công như một công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách nhằm phục vụ có hiệu quả cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ chín, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước về cải cách hành chính để tìm ra những bài học có thể áp dụng vào điều kiện nước ta. Trong những
thập kỷ qua, nền hành chính các nước phát triển đã tiến được những bước khá xa và có nhiều kinh nghiệm. Đó chính là tài sản tri thức mà nhân loại tích lũy được trong quá trình phát triển. Lý luận hành chính cần nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm này và có trách nhiệm sàng lọc, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện nước ta.