Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất Công ty giấy Bãi Bằng đối với môi tr−ờng n−ớc xung quanh, đặc biệt là sông Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường nước mặt vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 153 - 154)

I. Công ty giấy Bãi Bằng

1.2. Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất Công ty giấy Bãi Bằng đối với môi tr−ờng n−ớc xung quanh, đặc biệt là sông Hồng

môi tr−ờng n−ớc xung quanh, đặc biệt là sông Hồng

1.2.1. Tác động của nớc thải Công ty giấy Bãi Bằng đối với Sông Hồng

Hiện nay hàng ngày công ty Giấy Bãi Bằng xả ra sông Hồng một l−ợng n−ớc thải 37.200m3 và các chất lơ lửng là 13,95 tấn theo COD là 12,20 tấn. N−ớc thải có thể tác động gây ảnh h−ởng xấu đến hệ sinh thái của sông. Các loại xơ sợi huyền phù, các hoá chất độc hại chứa clo và l−u huỳnh hàm l−ợng cao, v−ợt quá mức cho phép đối với các thuỷ vực nuôi cá.

Do chế độ thuỷ văn của sông Hồng phức tạp, về mùa khô, tại thời điểm mực n−ớc thấp, sau miệng xả 5000m hầu nh− chất l−ợng n−ớc sông đã trở về trạng thái ban đầu. Về mùa m−a, khi mực n−ớc và l−u l−ợng tăng, trong vùng 2000m, chất l−ợng n−ớc đã trở về trạng thái tr−ớc khi xả (xem hình 3.1, 3.2, 3.3 ở ch−ơng 3) . Tuy nhiên

việc bố trí miệng thu n−ớc của Công ty Supe phốt phát Lâm Thao tại điểm cách miệng xả n−ớc thải Công ty Giấy Bãi Bằng 5000m về phía hạ l−u có độ an toàn không cao. Theo các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng 20TCN 51-84 hoặc TCVN 58-72, điểm kiểm tra chất l−ợng n−ớc phải nằm phía trên th−ợng l−u miệng phía trên th−ợng l−u miệng thu n−ớc của công ty Supe phốt phát Lâm Thao là 1000m.

Đối với hệ sinh thái sông Hồng tại khu vực Hà Thạch, Phong Châu, n−ớc thải Công ty Giấy Bãi Bằng cũng có những tác động nhất định. Năng suất sinh học khu vực ven bờ tả ngạn sông giảm do độ màu của n−ớc tăng, c−ờng độ quang hợp thấp. L−ợng huyền phù xơ sợi lắng đọng tại vùng đầu miệng xả làm tăng độ đục, gây hiện t−ợng yếm khí, tạo ra các chất độc hại nh− H2S, CH4..., cản trở quá trình hấp thụ Ôxy vào cơ thể động vật thuỷ sinh.

Những chất phân huỷ sinh học chậm còn có thể gây hiện t−ợng tích đọng trong cơ thể sống tới giới hạn nào đó sẽ gây ra hiệu ứng sinh học. Theo nghiên cứu của ch−ơng trình SIDA năm 1992 – 1993 tổng l−ợng các hợp chất clo hữu cơ (EOCI) trong bùn sông Hồng cách miệng xả 0,5 – 1,0 m ở độ sâu 2 cm là 0,4 – 0,8 àg/g, trong đó hàm l−ợng Tetraclo dibenzo-p-dioxin (TCDD) là 0,01-0,03 ng/kg bùn khô. Dù phù sa trong sông lớn nên hàm l−ợng EOCI trong bùn sông thấp hơn trong bùn cặn bể lắng rất nhiều lần.

Số Coliforms trong n−ớc thải xả vào sông Hồng còn cao, 3.104 coli/100ml là một yếu tố có thể làm nhiễm bẩn nguồn n−ớc về mặt bệnh dịch, ảnh h−ởng tới sức khoẻ nhân dân sử dụng n−ớc trong khu vực. Vì vậy vấn đề quản lý và khử trùng n−ớc thải vệ sinh của nhà máy phải đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên và nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường nước mặt vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)