nợ của DNVVN.
Bảng 2.7: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Tổng dư nợ 2691 100% 2457 100% 3462 100% Dư nợ DNVVN 1131 42% 1127 46% 1832 53%
2. Doanh số cho vay 5896 100% 5825 100% 7502 100%
Doanh số cho vay DNVVN 2016 34% 2256 39% 3305 44%
3. Doanh số thu nợ 6345 100% 6059 100% 8597 100%
Doanh số thu nợ DNVVN 1742 27% 2173 36% 3289 38%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)
Nhìn chung trong 3 năm vừa qua các chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của DNVVN đều tăng. Tuy nhiên tăng mạnh nhất là doanh số cho vay từ 39% năm 2006 lên 44% năm 2007 báo hiệu sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng DNVVN. Song song với việc tăng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ và tổng dư nợ cũng tăng đáng kể. Dư nợ là 53% năm 2007 tương đương với 1832 tỷ đồng năm 2007. Doanh số thu nợ tăng lên đáng kể từ 2173 tỷ đồng năm 2006 lên 3289 tỷ đồng năm 2007. Như vậy, theo các chỉ tiêu này chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh trong 3 năm vừa qua đã có sự nâng lên đáng kể tạo điều kiện cho DNVVN phát triển.
Biểu đồ 2.5: DSCV, DSTN và dư nợ DNVVN
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình cấp tín dụng cho DNVVN của chi nhánh có sự cân đối hợp lý. Dư nợ DNVVN tăng dần qua các năm thể hiên sự phát triển của tín dụng vừa và nhỏ. Đồng thời với sự phát triển về lượng này thì cũng có sự phát triển ngày càng về chất. Cụ thể, doanh số thu nợ ngày càng tiến gần sát đến doanh số cho vay. Tại thời điểm 31/12/2007 thì hai chỉ tiêu này là như nhau. Điều này cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cho vay và thu hồi nợ đối với DNVVN không còn để tình trạng nợ ứ đọng trong DNVVN như một vài năm trước.
Kết cấu dư nợ
Trong năm vừa qua kết cấu dư nợ của chi nhánh có sự thay đổi đáng kế. Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn vốn và khả năng sinh lời cao, chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các thành phần kinh tế làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2007 chi nhánh đã không tiến hành giải ngân cho vay các ngành nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản mà chú trọng tập trung cho vay vào các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Bảng 2.8: Kết cấu dư nợ của các ngành KT năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ cho vay toàn CN
Dư nợ cho vay
DN Trong đó
Nội tệ Ngoại tệ
Cho vay DN lớn Cho vay DNVVN
Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ
1. Nông lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2. Thuỷ hải sản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3. Ngành công nghiệp 480200 470985 230421 40677 20887 133750 17455 170521 97519 118291 21211 4. Ngành xây dựng 1054790 850829 152501 25769 10100 488865 20865 163251 104983 142474 22894 5. Thương mại dịch vụ 1505210 970288 396739 145264 90459 140786 34502 494658 287897 194975 38245 6. Các ngành khác 421717 61576 21787 18741 14358 20089 8014 40793 9858 14774 1201 Tổng cộng 3461917 2353678 801448 230451 135804 783490 80836 869223 500257 470514 83551
Theo bảng số liệu trên thì ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 43% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, ngành xây dựng bao gồm chủ yếu là xi măng và kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 30.4%, tiếp theo đó là ngành công nghiệp chiếm khoảng 14% trong đó tập trung chủ yếu là hai ngành điện và thép. Còn lại các ngành khác chiếm khoảng 12% tổng dư nợ. Các khoản vay của chi nhánh cho các doanh nghiệp vay cũng tập trung chủ yếu vào cho vay các khoản nội tệ, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ, các khoản vay bằng ngoại tệ đang được ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên, cho vay bằng ngoại tệ phải chịu thêm sự biến động của tỷ giá nên ngân hàng cần phải cân nhắc kĩ hơn trước khi cho vay.
Các khoản vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn hạn chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Đồng thời với việc cho vay các khoản ngắn hạn ngân hàng cũng tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh quay vòng vốn nhanh, khả năng sinh lời và thu hồi vốn nhanh. Các khoản vay dài hạn được sàng lọc và chỉ cho vay các dự án khả thi, theo dõi được trong suốt thời hạn món vay. Xu hướng của ngân hàng trong thời giam tiếp theo là tập trung cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào tài sản lưu động song song với việc cho vay các khoản dài hạn đối với các dự án thực sự khả thi.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tổng dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)