KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ hùng vương thành phố hồ chí minh (Trang 107)

4.1. Kết luận.

Những giải pháp trên đây đã được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của Khoa CNTT trường TCN KTCN Hùng Vương qua nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra được những kết luận sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề chất lượng đào tạo nghề đã xác định được cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nhà Trường, làm rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chương trình đào tạo nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

- Qua nghiên cứu thực trạng và khảo sát hoạt động đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề CNTT tại Trường, đề tài đã đánh giá được những thực trạng và tồn tại về chất lượng đào tạo của Khoa và nhà Trường:

 Chất lượng học sinh đầu vào yếu về trình độ học vấn, không thật sự an tâm, thiếu động lực học nghề.

 Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá chưa đổi mới.

 Đội ngũ giáo viên yếu về chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề do hầu hết tốt nghiệp từ trường đại học chuyên ngành. Chưa có chính sách thu hút được giáo viên giỏi.

 Năng lực quản lý chưa đáp ứng cơ chế thị trường, cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhưng hiệu quả công việc chưa cao.

- Để khắc phục đề tài đã nghiên cứu và đề ra 9 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường:

 Đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội.

 Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

 Phát triển chương trình đào tạo chuẩn hóa, hiện đại hóa theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế.

 Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành thực tập.

 Tiến hành tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Lao động-TBXH đã ban hành.

 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo

 Đối mới phương thức gắn kết giữa đào tạo với doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

 Xây dựng cơ chế xã hội hóa trong đào tạo với một số ngành nghề, phù hợp nhu cầu lao động và người sử dụng lao động .

Những giải pháp trên rất cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy cần phải có các biện pháp tổ chức và đầu tư mạnh mẽ để xây dựng một lộ trình hợp lý từ khâu đổi mới nhận thức, từng bước xây dựng ý thức và văn hóa chất lượng, hình thành năng lực thực hiện các công việc mà giải pháp đòi hỏi cũng như giám sát, kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm thường xuyên.

Giải bài toán chất lượng của khoa CNTT trường TCN KTCN Hùng Vương với việc tăng quy mô và đầu tư nguồn lực cần phải thực hiện nhiều

giải pháp khác một cách hệ thống và đồng bộ, ví dụ như có thể tăng chất lượng học sinh đầu vào bằng việc tuyển sinh chặt chẽ hơn, tăng đầu tư ngân sách để mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại hơn… đồng thời có những chính sách phù hợp để kích thích động lực những người tham gia vào quá trình đào tạo của Khoa. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng đào tạo các nghể thuộc nhóm nghề CNTT của Trường TCN KTCN Hùng Vương thì những giải pháp đề xuất trên đây thật sự khả thi giúp cho Trường đào tạo và cung cấp cho xã hội những lao động có chất lượng “vừa hồng, vừa chuyên”.

4.2. Kiến nghị.

4.2.1. Đối với Tổng Cục Dạy Nghề thuộc Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.

Đề nghị Chính phủ sớm cho phép hình thành hệ thống liên thông giữa chương trình giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, thống nhất chuẩn kiến thức để mở hướng phát triển cho nhánh đào tạo nghề theo hướng công nghệ từ dưới lên.

Hiện nay học sinh các trường nghề tham khảo giáo trình, tài liệu theo chương trình giáo dục chuyên nghiệp – học theo tín chỉ hoặc niên chế. Trong khi chương trình đào tạo nghề học theo mô đun. Vì vậy Tổng Cục Dạy nghề cần sớm biên soạn và phát hành giáo trình, tài liệu cho các môn học theo mô đun nghề của chương trình khung do Bộ Lao động-TBXH ban hành.

4.2.2. Đối với Sở Lao Động - Thương Binh TP.HCM

Tăng cường chỉ đạo các cấp hoạt động tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của học nghề. Biên soạn bộ Tài liệuTuyển sinh học nghề của TP.HCM nhằm cung cấp thông tin về ngành nghề, chính sách học nghề, chỉ tiêu và các cơ sở dạy nghề của thành phố cho tất cả học

sinh hiểu rõ và tham gia học nghề. Có chính sách phân luồng học sinh cấp trung học cơ sở hợp lý, khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tham gia học nghề.

Chỉ đạo Sở Lao động –TBXH phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công ty và các doanh nghiệp để nắm sát nhu cầu nguồn nhân lực cho từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, bậc thợ, cho từng năm, từng kế hoạch để ký hợp đồng đào tạo với các trường dạy nghề về số lượng, chất lượng lao động.

4.2.3. Đối với Trường Trường TCN KTCN Hùng Vương.

Cần quan tâm tổ chức và củng cố lại công tác quản lý và đội ngũ giáo viên CNTT theo giải pháp đã đề xuất. Đây là nhân tố quan trọng có tính quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của tại khoa CNTT.

Đề xuất với Tổng Cục Dạy nghề thành lập Trung tâm đánh giá kỹ năng một số nghề tại khoa CNTT.

Những vấn đề trình bày trong luận văn chắc chắn còn thiếu sót, bản thân mong muốn nhận được sự góp ý chỉ dẫn nhằm hoàn thiện các kết quả nghiên cứu và áp dụng cho việc nâng cao chất lượng ở Khoa CNTT thuộc trường TCN KTCN Hùng Vương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của WB, 2010

2. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020; 3. Dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 4. Diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 2006 và 2009.

5. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010

6. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý

luận và thực tiễn, NXB Giáo dục 2008.

7. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Luật Dạy nghề 2006 của Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 10

9. Kết luận Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khoá VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

10. Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước;

11. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

12. Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM (2008), Báo cáo gặp mặt đầu năm ngành Công nghệ Thông tin thành phố 2008, Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM.

13. Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM (2008), Báo cáo gặp mặt đầu năm ngành Công nghệ Thông tin thành phố 2009, Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM.

14. Tổng Cục Dạy Nghề , Văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề, NXB

Giáo dục 2007

15. Trần Khánh Đức, Giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp và phát triển nguồn

16. Maxwell, Terrence A. (1998), The Information Technology Workforce

Crisis: Planning for the Next Environment,

nysforum.org/documents/pdf/reports/worktrn5.pdf,

17. Research Report of Shanghai Research Center (2004), Report on the

Prospect of IT Aplications in Asia,

unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/APCITY/UNPAN0228 05.pdf.

18. United Nations (2001), Human Resource Development for Information

Technology, www.unescap.org/tid/projects/hrd_it_f1.pdf.

19. U.S. Department of Commerce (2003), Education and Training for the

Information Technology Workforce,

CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ LIÊN QUAN PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU

1. MỤC ĐÍCH :

Quy trình này nhằm tìm hiểu sự đánh giá của người học về nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng trang thiết bị cùng những dịch vụ hỗ trợ đào tạo qua đó làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung chương trình, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo .

2. BIỂU MẪU SỬ DỤNG :

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KTCN HÙNG VƯƠNG

QUI TRÌNH THĂM DÒ VÀ PHÂN TÍCH Ý KIẾN HỌC VIÊN, HỌC SINH

TRONG ĐÀO TẠO

Biên soạn Xem xét Phê duyệt

MÃ SỐ TÊN BIỂU MẪU

BM01-QT8 Kế hoạch thăm dò ý kiến học viên

BM02-QT8 Phiếu tham khảo ý kiến học sinh tốt nghiệp hệ chính qui BM03-QT8 Thống kê ý kiến của học sinh tốt nghiệp hệ chính qui BM04-QT8 Thăm dò ý kiến học viên TCN

BM05-QT8 Phiếu đánh giá tình hình phòng thực hành BM06-QT8 Thống kê ý kiến học viên hệ dài hạn BM07-QT8 Thống kê tình hình xưởng thực hành

LƯU ĐỒ QUI TRÌNH THĂM DÒ Ý KIẾN

(Học sinh hệ trung cấp)

TRÁCH NHIỆM HỒ SƠ/TÀI LIỆU

Giáo vụ khoa CNTT BM02 – QT8 Giáo vụ khoa CNTT BM01- QT8 Trưởng khoa CNTT BM01 - QT8 Giáo vụ khoa CNTT BM02 - QT8 BM06 - QT8 Phòng ĐBCL BM02-QT8 BM06-QT8 Phòng ĐBCL BM04-QT8 BM08-QT8 Hiệu trưởng Các bộ phận có liên quan Phòng ĐBCL

Nội dung họp xem xét của lãnh đạo

Phòng Đào tạo

Tiến độ đào tạo (hệ trung cấp)

Thực hiện thăm dò

Không đạt

Kế hoạch thu thập, thăm dò ý kiến học sinh Xem xét Đạt Không đạt Nhập phiếu

Báo cáo nhanh trình BGH và thông báo Khoa

Duyệt

Cải tiến theo đề xuất (nếu có)

Lưu Hồ sơ Tổng hợp báo cáo

TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP NGHỀ

Học kỳ :_____ Năm học: _____ - ___

Khóa: Lớp:

Stt MÔN HỌC TÊN GIÁO VIÊN TUẦN LỄ

GHI CHÚ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ngày ___tháng___năm____

Hiệu trưởng Trưởng khoa

TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP

Lớp :... Thực hiện ngày : ... Giáo viên CN : ...

I/ Thông tin về bản thân :

1. Giới tính : Nam  Nữ  Năm sinh : 19___ 2. Hộ khẩu thường trú : TP.HCM  Tỉnh 

3. Bạn làm thế nào để biết được thông tin về khóa học :

Báo, đài, tivi  Tự tìm hiểu  Người giới thiệu  Nguồn khác 

4. Vì sao bạn học Hệ Trung cấp nghề ngành này :

Không thi đại học, học Trung cấp nghề để được trang bị tay nghề để trở thành công nhân lành nghề 

Có nguyện vọng vào đại học nhưng chưa đậu, học Trung cấp nghề để vừa học nghề vừa thi đại học 

Lý do khác : ... 5. Ngoài thời gian học tại Trường, bạn có theo học thêm 1 ngành khác : Có

Không 

Trường ... nghề : ...

6. Bạn gặp những khó khăn nào trong quá trình học tập tại Trường (môn học, giáo viên,

chương trình, trang thiết bị, thời gian học,…) ...

...

II/ Về khóa học : A/ Phần lý thuyết :

1. Theo bạn, nội dung và thời lượng các môn học lý thuyết là :

a. Nhiều  b. Vừa đủ  c. Ít 

2. Mức độ tiếp thu bài giảng lý thuyết của bạn là :

a. Tốt  b. Tương đối tốt  c. Không tốt 

B/ Phần thực hành :

1. Theo bạn, số giờ thực hành của khóa là :

a. Nhiều  b. Vừa đủ  c. Ít 

2. Theo bạn, điều kiện thực hành (xưởng, máy móc, nguyên vật liệu thực hành) là : a. Đầy đủ  b. Tương đối đầy đủ  c. Thiếu  3. Mức độ hình thành kỹ năng nghề của bạn trong quá trình học của bạn :

a. Tốt  b. Tương đối tốt  c. Không tốt 

4. Trong quá trình thực hành, bạn cần giáo viên dạy sâu hơn hoặc thực hành nhiều hơn về : . ...

C/ Các vấn đề khác :

1. Theo bạn, số lượng các môn học trong chương trình đào tạo là:

a. Nhiều  b. Vừa đủ  c. Ít 

2. So với nguyện vọng ban đầu, bạn cảm nhận nội dung chương trình học :

3. Trong khóa học, bạn thích học những môn học nào, với những giáo viên nào :...

...

D/ Hình thức thi – kiểm tra :

Theo bạn hình thức thi nào phù hợp :

a. Viết (được tham khảo tài liệu)  b. Vấn đáp  c. Trắc nghiệm 

III/ Về giáo viên:

1. Giờ lên lớp của giáo viên :

a. Đúng giờ  b. Thỉnh thoảng trễ  c. Thường xuyên trễ  2. Trong quá trình dạy học, giáo viên có sử dụng các phương tiện dạy học (bài giảng điện tử, vật thật, bản vẽ …) :

a. Thường xuyên  b. Không thường xuyên  c. Không sử dụng  3. Mức độ quan tâm đối với học viên và nhiệt tình của giáo viên trong quá trình dạy học :

a. Nhiều  b. Trung bình  c. Không có 

IV/ Thực tập sản xuất :

1. Nội dung và thời gian thực tập sản xuất có phù hợp với chuyên ngành đào tạo : a. Phù hợp  b. Tương đối phù hợp  c. Không phù hợp 

V/ Các hoạt động ngoại khóa:

1. Theo bạn, hiện nay các hoạt động ngoại khóa tại trường (tham quan dã ngoại, nhà máy–xí nghiệp …):

a. Nhiều  b. Ít  c. Không có 

2. Theo bạn, hiện nay các hoạt động của Đoàn trường là :

a. Mạnh  b. Tương đối mạnh  c. Chưa mạnh  3. Theo bạn để phát huy các hoạt động của Đoàn trường, chúng ta nên :

... 4. Hiện nay, bạn muốn Đoàn trường hỗ trợ những gì trong công tác học tập và sau khi học xong?

... 5. Nguyện vọng của bạn sau khi tốt nghiệp :

Thi vào đại học, cao đẳng :  Học thêm một ngành khác  Làm việc tại : Các xí nghiệp, Công ty  Tự hành nghề  6. Cảm nhận của bạn về khóa học:

a. Hài lòng  b. Tương đối hài lòng  c. Không hài

lòng 

TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THỐNG KÊ Ý KIẾN HỌC VIÊN DÀI HẠN

Môn học: Giáo viên:

Ngày khảo sát : Lớp: Phòng: Tổng số phiếu khảo sát: PHẦN 1: THỐNG KÊ I/ Về khóa học: A/ Phần lý thuyết :

1. Theo bạn, nội dung và thời lượng các môn học lý thuyết là : a. Nhiều ___,__% b. Vừa đủ ___,__% c. Ít ___,__% 2. Mức độ tiếp thu bài giảng lý thuyết của bạn là :

a. Tốt __,__% b. Tương đối tốt __,__% c.Không tốt __,__%

B/ Phần thực hành :

3. Theo bạn, số giờ thực hành của khóa là :

a. Nhiều ___,__% b. Vừa đủ ___,__% c. Ít ___,__%

4. Theo bạn, điều kiện thực hành (xưởng, máy móc, nguyên vật liệu thực hành) là : a. Đầy đủ ___,___% b. Tương đối đầy đủ ___,___% c.Thiếu ___,___% 5. Mức độ hình thành kỹ năng nghề của bạn trong quá trình học của bạn :

a. Tốt ___,___% b. Tương đối tốt ___,___% c.Không tốt ___,__%

C/ Các vấn đề khác :

6. Theo bạn, số lượng các môn học trong chương trình đào tạo : a. Nhiều ___,__% b. Vừa đủ ___,__% c. Ít __,__%

7. So với nguyện vọng ban đầu, bạn cảm nhận nội dung chương trình học :

a. Phù hợp ___,___% b. Tương đối phù hợp __,__% c.Không phù hợp __,__%

D/ Hình thức thi – kiểm tra :

8. Theo bạn hình thức thi nào phù hợp :

a. Viết ___,___% b. Vấn đáp ___,___% c. Trắc nghiệm __,__%

III/ Về giáo viên:

9. Giờ lên lớp của giáo viên:

a. Đúng giờ __,__% b. Thỉnh thoảng trễ __,__% c. Thường xuyên trễ __,__% 10. Trong quá trình dạy học, giáo viên có sử dụng các phương tiện dạy học (bài giảng điện tử, vật thật, bản vẽ …) :

a.Thường xuyên __,__% b.Không thường xuyên __,__% c.Không sử dụng _,_% 11. Mức độ quan tâm đối với học viên và nhiệt tình của giáo viên trong quá trình dạy học:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ hùng vương thành phố hồ chí minh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w