Các nhóm thi tứ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ hán cao bá quát (Trang 98 - 110)

CAO BÁ QUÁT

3.3.1.Các nhóm thi tứ

Quát

3.3.1.Các nhóm thi tứ

xúc thẩm mỹ, thi vị, không giống với cảm xúc sinh hoạt thực dụng hằng ngày. Làm thơ phải bắt đầu từ cảm xúc thơ, tức là thi tứ, phải có “tứ thơ”. Tìm tứ là xác định cảm xúc và hình ảnh thơ” [13, 307].

Theo Mã Giang Lân: “tứ thơ là hình dạng của ý thơ. Tứ thơ không phải là hình tượng thơ, nhưng tứ thơ chỉ đạo trực tiếp và tạo nên sự vận động của hình tượng thơ. Nó dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ để đưa đến chiều cao khái quát. Nó làm cho ý lộ ra dáng vẻ riêng cụ thể, nó làm cho ý tránh được sự khô khan trừu tượng” [19, 49].

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, dù số lượng bài nhiều nhưng chỉ xoay quanh một số nhóm thi tứ nhất định. Bài thơ dù ngắn dù dài cũng chỉ có một tứ thơ duy nhất. Cao Bá Quát sáng tác chủ yếu dựa vào những cảm xúc tức thời, như khi nhà thơ bắt gặp một cảnh thiên nhiên đẹp, hay khi suy nghĩ về chí làm trai, hay khi nhận được tin từ gia đình, hay khi có người tặng thơ thì ông họa lại, và khi chứng kiến những cảnh tình nghèo khổ vất vả của người dân. Cao Bá Quát sáng tác trong những phút giây xuất thần ấy, chứng tỏ ông

là người có tài văn chương, “sáng tạo được tứ thơ hay trước hết bộc lộ tài năng của nhà thơ” [19, 43]. Thời đại Cao Bá Quát, thơ chữ Hán của ông được đánh giá rất cao, các học giả thời ấy đều kính phục và tương truyền những câu như “Thần Siêu, Thánh Quát”, “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”. “Văn chữ Hán của Cao Bá Quát tao nhã mà hùng tráng. Ông có một bút pháp đặc biệt không có một nhà thơ nào sánh kịp. Thơ ông tứ thường mới lạ, rất điêu luyện mà lại tự nhiên, không bị chi phối bởi khuôn sáo cũ” [6].

Đề tài trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát sâu sắc và rộng lớn. Ông đi bất cứ đâu, hay khi ông gặp bất cứ việc gì ông cũng có được những tứ thơ lạ. Cao Bá Quát quan sát và phát hiện được những điều thật thú vị, mà những người bình thường không mấy ai chú ý. Trên đường vào kinh đô Huế đi thi ông làm thơ, nhìn ra cửa bể mà liên tưởng đến con đường công danh, đi trên bãi cát mà chiêm nghiệm về quy luật số phận con người. Gặp cơn mưa ông mơ tưởng tới một sự thay đổi - cuộc sống thanh bình, nhân dân được ấm no hạnh phúc. Khi xuất dương sống ở xứ người, Cao Bá Quát có sự so sánh, đưa ra chính kiến của mình, chuyện văn chương trước kia thực là trò trẻ con. Khi ông trông thấy tàu thủy của người phương tây tỏa khói, khi xem người Thanh diễn kịch, khi thấy thiếu phụ người Tây nũng nịu đòi chồng âu yếm và những người da đen phục dịch kéo xe cho người da trắng, Cao Bá Quát đều bộc lộ những suy nghĩ đi trước thời đại của mình. Thời gian ông bị giam hãm tù tội, trực tiếp tiếp xúc với chiếc gông, chiếc roi song, đây là những vật vô tri vô giác và ông suy nghĩ tại sao mình lại gặp nó, đáng lẻ là bạn, sao lại trở thành đối nghịch nhau…

3.3.2. Các thể thơ

Khi nói tới các thể thơ Việt Nam, phải nói đến các thể thơ truyền thống của dân tộc hoặc các thể thơ tuy có chịu ảnh hưởng ít nhiều nước ngoài nhưng đã được Việt hóa. Đồng thời cũng phải nói đến các thể thơ nước ngoài được

các nhà thơ Việt Nam sử dụng chủ yếu là thể thơ Cổ phong và thể thơ Đường luật. Cao Bá Quát tiêu biểu cho việc sử dụng các thể thơ ấy.

Về mặt thi pháp, thể loại văn học được thừa nhận là hình thức của tác phẩm có tính nội dung. Thể loại là hiện tượng siêu cá thể đối với nhà văn, nhưng các bậc tài năng vẫn in đậm dấu ấn bản sắc riêng, quan niệm nghệ thuật riêng trên hình thức thể loại. Và đó là kết quả của lao động nghệ thuật thực sự.

Về mặt thể loại, Cao Bá Quát đã có những ý kiến về thể thơ. Đó thực sự là những suy nghĩ nung nấu nhằm sáng tạo, đóng góp cho thơ ca. Mỗi bài thơ có hình thức của nó, đó chính là vẻ đẹp riêng. Là người luôn trăn trở cho sự nghiệp thơ ca của dân tộc, nên trong các thể loại Cao Bá Quát sáng tác đều mang dấu ấn cá tính sáng tạo của chính nhà thơ. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác thơ chữ Hán, Cao Bá Quát sử dụng các thể thơ chính sau.

3.3.2.1. Thơ cổ thể

Thơ cổ thể là một thể thơ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường (Trung Quốc). Về sau trở thành tên gọi chung tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn mà không theo luật, gồm ngũ ngôn cổ thi, thất ngôn cổ thi, tam ngôn thi, tứ ngôn thi, lục ngôn thi,… không theo niêm luật, không hạn chế số câu số chữ như thơ Đường luật. Thơ cổ thể có thể dùng một vần, hay nhiều vần, nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Thơ cổ thể khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng, trắc. Thơ cổ thể có thể dài ngắn khác nhau, có loại bài ngắn (đoản thiên), có loại bài dài (trường thiên). Số câu trong thơ cổ thể không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể là bốn câu, sáu câu, tám câu, hoặc trên mười câu,… Trường thiên là những bài thơ dài nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần phải có từng phần,

mạch lạc, có cấu trúc hợp lý, về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết là năm hay bảy chữ… Trong ngũ ngôn Trường thiên có bốn điều cốt yếu mà các nhà thơ hay vận dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là, Phân mạch (chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài), Quá mạch (tiếp tục triển khai các ý của phần đầu), Hồi chiếu (biểu hiện các tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc), Tán thán (suy nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài ở các đoạn trên). Thất ngôn cổ thể các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm, cao thoát, nhiều ý vị ngoài bài thơ càng hay. So với thơ luật, thơ cổ thể phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy mà tính hàm xúc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập trung như thơ luật.

Thơ cổ thể so với thơ luật dễ làm hơn, nhưng để thành công ở từng bài thơ thì ít người làm được. Với tính cách con người Cao Bá Quát, luôn phóng khoáng không chịu gò mình vào khuôn khổ của Nho giáo (thời nhà Nguyễn độc tôn Nho học). Thì sáng tác thơ cổ thể cũng là một cách bộc lộ quan điểm cá nhân Cao Bá Quát. Đây là lý do rất dễ hiểu, đã có lúc khi đi “dương trình hiệu lực” ông nói chuyện văn chương khéo thành trò trẻ con. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát [24] có 418 bài, trong đó có 84 bài cổ thể chiếm 20%. Số tiếng trong thơ cổ thể của Cao Bá Quát chủ yếu ông sử dụng là 5, số câu chủ yếu là 16 và cũng có một số bài dài hơn hoặc ngắn hơn. Ở thời của Cao Bá Quát đa số các nhà thơ chủ yếu sáng tác theo thơ luật bởi một phần lý do là phục vụ cho việc thi cử, nhưng Cao Bá Quát vẫn sáng tác thơ cổ thể với số lượng như vậy, là để thể hiện suy nghĩ về thế giới và con người của nhà thơ. Cao Bá Quát đã mở rộng đề tài, chiếm lĩnh chiều sâu hiện thực bằng cách tăng tính triết lý khái quát ở chủ đề và sự thể hiện con người trong nhiều chiều. Từng tiếng, từng câu trong bài thơ luôn có sự biến hóa trong ngắt nhịp, tạo vần và nhịp điệu, tiết tấu luôn luôn thay đổi theo mạch cảm xúc.

Sáng tác theo thể thơ cổ thể này, ngòi bút Cao Bá Quát như được tự do phóng khoáng hơn trong diễn đạt, không bị gò bó nhiều bởi những quy tắc nghiêm ngặt. Số lượng câu thơ có phần tự do, Cao Bá Quát có thể viết dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào cảm xúc của tác giả. Khi thấy một người vác hòm thất thểu vấn vả, khổ cực đồng cảm sẻ chia với số phận ấy, cảm xúc Cao Bá Quát đã sáng tác bài Phụ Tương Tử lên tới 30 câu, hay trong bài Phúc Lâm Lão lên tới 32 câu. Có thể nói đặc điểm nổi trội nhất thơ cổ thể Cao Bá Quát là sự hài hòa cân bằng về nhịp điệu, cấu trúc. Về mặt này có thể xem đây là quy luật nội tại của thể thơ cổ thể Cao Bá Quát.

3.3.2.2. Thơ luật

Thơ luật có từ đời nhà Đường (Trung Quốc), hay còn gọi là Đường luật. Luật dựa trên những thanh bằng, thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau tạo thành cấu trúc bắt buộc trong bài thơ. Gọi là Thơ luật để phân biệt với Thơ cổ thể có từ trước đời nhà Đường chưa có luật lệ nhất định.

Thơ luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa. Thơ luật có bốn thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bài tỏ tình cảm, ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu xuân… lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời nhà Trần, Hàn Thuyên làm bằng chữ Nôm, nên Đường Luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể thơ Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thi sinh làm một bài. Thất Ngôn Bát Cú gồm tám câu quy định như sau: Phá - câu mở đầu (cũng gọi là phá đề); Thừa - câu 2 (nhân ý câu đầu mà chuyển tiếp); Thực - gồm hai câu 3,4 (phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ); Luận - gồm hai câu 5,6 (cũng theo luật đối lời đối ý ở hai câu Thực nhằm tăng ý chính của bài); Kết - hai câu cuối (chuyển ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc).

Với số lượng dù thất tán đi nhiều, thơ chữ Hán Cao Bá Quát vẫn còn lại gần nghìn rưỡi bài, số liệu này xứng đáng Cao Bá Quát là cây đại thụ trong Văn học trung đại Việt Nam. Cao Bá Quát chủ yếu sáng tác theo thể thơ luật. Sinh ra vào giai đoạn đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, không nằm ngoài quy luật của một nhà nho, Cao Bá Quát muốn đem một phần sức nhỏ bé của mình lo cho dân, cho nước. Và như thế, ông đã mũ lọng đi thi mong đỗ đạt ra giúp đời. Đây là một trong những lý do Cao Bá Quát sáng tác thơ theo niêm luật chặt chẽ nhiều như vậy. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát [24] có 418 bài, trong đó có 334 bài thơ luật chiếm 80%. Trong đó: Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú chiếm số lượng nhiều nhất 153 bài chiếm 45,8%; tiếp đến là thể thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt với 95 bài chiếm 28,4%; tiếp đến là thể thơ Ngũ Ngôn Bát Cú với 78 bài chiếm 23,4%; tiếp đến là thể thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt có 8 bài chiếm 2,4%.

Từ ngữ trong thơ luật Cao Bá Quát có một vốn từ phong phú. Hiện tượng cùng một đối tượng cảm xúc nhưng được diễn tả thành nhiều vẻ, với nhiều từ ngữ và kết cấu khác nhau là thường thấy ở Cao Bá Quát. Chẳng hạn cùng một cảnh Hồ Tây thơ ông có 8 bài viết theo thể Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Du Tây Hồ Bát Nguyệt), cũng một cảnh ngày xuân thơ ông có 10 bài viết theo thể Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Xuân Nhật Tuyệt Cú Thập Thủ), hay khi đề ở học quán của Trần Thận Tư có 11 bài viết theo thể Ngũ Ngôn Bát Cú (Đề Trần Thận Tư học quán Thứ Phương Đình Vận Thập Nhất Thủ). Ở đó mỗi bài là một ý, một tình, một lời lẻ, không có sự trùng lặp. Ta thấy ông phải có một lượng từ ngữ lớn để có thể lựa chọn ra được những câu, những chữ thích hợp, có năng lực phản ánh hiện thực.

Thơ luật Cao Bá Quát là một cái nhìn riêng về hiện thực, với quan điểm riêng về cuộc sống con người, xã hội và đất nước. Những bài thơ Cao Bá Quát làm theo niêm luật có một phong cách mới mẻ ít thấy trong thời kỳ Văn

học trung đại. Tạo được phong cách như thế bởi ông có một lập trường tư tưởng vững vàng tiến bộ, lý tưởng thẩm mỹ đẹp, và một năng lực nghệ thuật lớn. Ở giai đoạn ấy kể đến thơ ca có tình cảm mạnh mẽ ngoài Cao Bá Quát ra, phải nhắc đến Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương. Nhưng tình cảm trong thơ Nguyễn Công Trứ là một tâm hồn khát khao danh lợi phong kiến với lời lẽ ồn ào và ham muốn lộ liễu; còn tình cảm trong thơ Hồ Xuân Hương là sự phản ánh của một tâm trạng đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản năng. Còn tình cảm trong thơ Cao Bá Quát là những rung động, xúc động của một người gắn bó với dân tộc, vận mệnh đất nước, biết phấn đấu cho sự nghiệp của dân của nước và đó chính là sự nghiệp của cuộc đời mình. Đấy là một phong thái đàng hoàng, chững trạc trong thơ luật Cao Bá Quát.

KẾT LUẬN

Trên hành trình cuộc đời và con đường lao động sáng tạo nghệ thuật của mình, Cao Bá quát đã chọn một con đường riêng. Trên con đường ấy là hành trình không ngừng nghỉ, với những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu. Ngay cả khi Cao Bá Quát không còn trên cõi đời này nữa vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc bạn đọc hôm nay và mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú, ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.

1. Trên phương diện nội dung. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát hướng mạnh mẽ đến ý thức phản tỉnh trong bối cảnh cuộc sống và văn học nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Sự nhạy cảm với cuộc sống, và tư duy sắc sảo, cộng với một hồn thơ đa cảm, đã giúp Cao Bá Quát nhìn ra nhiều vấn đề có ý nghĩa, trong đó sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho thơ ông nhiều cảm hứng và đề tài mới.

Cảm hứng chính trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là sự giãi bày khám phá chính bản thân nhà thơ, chiêm nghiệm về cuộc đời, sự sống, cái chết. Lúc này cái tôi Cao Bá Quát trở nên đa dạng, phúc tạp để tranh luận mọi mặt của cuộc sống. Chính thế mà thơ chữ Hán Cao Bá Quát hướng vào ba nội dung lớn: 1. Ngôn chí: Thay đời đổi thế, hiến thân cho nghiệp lớn. Ở nội dung này ông thể hiện chí làm trai của một đấng nam nhi quân tử, phải lo cho cuộc sống của nhân dân được ấm no hạnh phúc; 2. Thuật hoài: Niềm riêng tình đời. Ở nội dung này là tâm sự của một nhà nho, không khép mình vào khuôn khổ Nho giáo. Sống phải tự do, tự tại, tự khẳng định chính mình trong cuộc đời; 3. Kí sự: Cuộc sống dân tình và sự thực mục sở thị. Ở nội dung này, Cao Bá Quát tiêu biểu cho dòng Văn học hiện thực nửa đầu thế kỷ XIX, Cao Bá Quát là một người có tấm lòng bao dung rộng lớn, thông cảm chia sẻ với cuộc sống

nghèo khổ của người dân thời bấy giờ. Thơ chữ Hán của ông cho ta thấy được nhiều mặt trong con người nhà nho - Cao Bá Quát.

2. Trên phương diện nghệ thuật. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát có nhiều độc đáo sáng tạo trong thể thơ, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và đặc biệt là thi tứ trong thơ.

Với tài năng nghệ thuật thiên bẩm của Cao Bá Quát, trước mọi sự vật hiện tượng của cuộc sống ông đều có những tứ thơ lạ và rất hay mà ít người sánh kịp. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một thế giới huyền

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ hán cao bá quát (Trang 98 - 110)