Bộ xử lý phối hợp CP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổng đài EWSD ứng dụng vận hành trạm vệ tinh EWSD của bưu điện hải phòng (Trang 39 - 49)

Trong hệ EWSD, mỗi đơn vị đều có bộ điều khiển riêng. Nhờ vào năng lực chia tải, mà EWSD là hệ thống mạnh và linh hoạt. Mà đơn vị điều khiển mọi tiến trình chung của hệ thống đó chính la CP, nó phối hợp các tiến trình xử lý trong điều hành, bảo an và chuyển mạch. Bộ xử lý điều phối có nhiệm vụ:

Xử lý cuộc gọi nhƣ là dịch vụ số để chọn đƣờng và xác định cùng cƣớc. Điều hành và bảo dƣỡng nhƣ khai báo và xóa đƣờng dây thuê bao. Bảo an nhƣ tìm lỗi, xác định chỗ hƣ và sửa chữa.

Từ khi EWSD đƣợc đƣa vào sử dụng, đã có 3 loại CP đƣợc dùng: Loại Năm sử dụng Dung lƣợng Đa xử lý

CP 103 1981 220000 BHCA Không

CP 112 1983 60000 BHCA Không

CP 113 1988 1000000

BHCA

BHCA là số lần gọi vào giờ cao điểm, chỉ ra số lần chuyển mạch trong một giờ, vào giờ cao điểm. Loại đơn vị này thƣờng đƣợc dùng để đo khả năng của hệ chuyển mạch điện tử.

Những bộ xử lý điều có hai bộ xử lý giống nhau, làm việc song hành để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Bộ xử lý điều phối CP113:

Điều khiển chức năng xử lý cuộc gọi, vận hành và bảo an.

Là bộ đa xử lý, có tối đa 16 bộ xử lý với cấu hình giống nhau. Bộ xử lý CAP và BAP có nhiệm vụ xử lý, BAPM phụ trách mọi việc, và IOC quản lý việc trao đổi bản tin giữa CMY và IOP.

Không dùng CAP trong cấu hình tối thiểu.

Có bộ nhớ riêng, để có thể truy cập đƣợc nhanh, và cả bộ nhớ chung.

Có thể truy nhập nhiều thiết bị xử lý và vận hành ngoại vi nhờ những IOP khác nhau.

Có các bộ vi xử lý đƣợc tăng đôi (mà kết quả thƣờng xuyên đem ra so sánh).

Có năng lực xử lý đến hơn một triệu BHCA.

2.1.5.1. Bộ xử lí điều phối CP113C-CR

Giới thiệu CP113C-CR:

Trong tổng đài đƣợc chia thành nhiều phân hệ, mỗi phân hệ đều có một bộ vi xử lí để điều khiển cho phân hệ đó. Bộ xử lí điều phối thì chịu trách nhiệm điều khiển chung cho toàn tổng đài, nó phối hợp điều khiển giữa các phân hệ với nhau.

Một CP có thể đƣợc dùng cho mọi kích cở tổng đài nhƣ CP113C hoặc CP113C-CR là loại đặc biệt đƣợc dùng cho tổng đài nông thôn và container.

CP có các chức năng sau:

Xử lí cuộc gọi.

Khai thác và bảo dƣỡng. Bảo an.

39

Chức năng xử lí cuộc gọi.

Dịch số. Định tuyến. Phân vùng tính cƣớc. Chọn đƣờng dẫn qua mạng chuyển mạch. Tính cƣớc cuộc gọi. Quản lí lƣu lƣợng. Quản lí mạng.

Chức năng khai thác và bảo dưỡng.

Điều khiển vào ra cho các bộ nhớ bên ngoài. Trao đổi với các thiết bị vận hành OMT. Trao đổi với trung tâmvận hành OMC.

Bảo an:

Giám sát các phần cứng. Phát hiện lỗi và phân tích lỗi.

Cấu trúc CP113C/CR:

CP113C/CR có một số module phần cứng sau:

Bộ xử lí cơ sở BAP (Base processor) có chức năng quản lí và xử lí cuộc gọi.

Bộ xử lí cuộc gọi CAP (Call processors) có chức năng chuyên xử lí cuộc gọi.

Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output controls) có chức năng điều khiển các thiết bị ngoại vi.

Bộ nhớ chung CMY (Common memory).

Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY (Bus to the common memory). Bộ xử lí vào ra IOP (Input/output processors):

Bộ xử lí vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (Input/output processor for message buffer).

Bộ xử lí vào ra cho đơn vị thích ứng đƣờng dây IOP:LAU (Input/output processor for line adaption unit).

Bộ xử lí vào ra cho thiết bị vận hành và bảo dƣỡng IOP:UNI (Input/output processor unified for O&M devices).

Đơn vị tạo thời gian thực cho hệ thống IOP:TA (Input/output processor for time and alarms).

Ổ băng từ MTD (Magnetic tape device). Ổ đĩa từ MDD (Magnetic disk device).

Ổ đĩa quang MOD (Magneto-optical disk device). Thiết bị vận hành OMT.

Đƣờng truyền số liệu X.25.

Bảng Cấu hình CP113C. Phần mềm CP113C/CR:

BAP bao gồm phần mềm để khai thác và bảo dƣỡng và xử lí cuộc gọi CAP bao gồm phần mềm có chức năng xử lí cuộc gọi IOC & IOP gồm phần mềm có chức năng trao đổi thông tin để xử lí cuộc gọi.

Phần mềm CP đƣợc chia thành chƣơng trình hệ thống và chƣơng trình ngƣời dùng:

Chƣơng trình hệ thống (System programs): Chức năng tổ chức: hệ điều hành.

Điều khiển vào ra.

Bảo an hệ thống, chƣơng trình và dữ liệu. Chƣơng trình ngƣời dùng (User programs): Xử lí cuộc gọi.

Quản lí dữ liệu. Bảo dƣỡng.

41

2.2. Phần mềm của EWSD

Cấu trúc phần mềm:Để có đủ tính linh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của tiến trình chuyển mạch, cấu trúc của phần mềm đƣợc thiết kế theo module.

2.2.1. Phần mềm kiểu lớp

Phần cứng luôn thay đổi theo đà phát triển nhanh chóng của công nghệ. Do đó, hệ điều hành của EWSD đƣợc thiết kế sao cho càng ít phụ thuộc vào phần cứng càng hay. Còn phần mềm cho ngƣời dùng thì hoàn toàn độc lập với phần cứng.

Hình 2-27: Cấu trúc phần mềm. Hệ điều hành có nhiệm vụ.

Tổ chức, ví dụ nhƣ quản lý bộ nhớ. Bảo an, ví dụ nhƣ xử lý cảnh báo.

Phần mềm cho người dùng:

Chƣơng trình xử lý cuộc gọi, ví dụ nhƣ dịch số.

Chƣơng trình quản lý, ví dụ nhƣ khai báo thuê bao mới.

Chƣơng trình bảo dƣỡng, ví dụ nhƣ điều khiển việc thử( tìm lỗi).

Ngoài những chƣơng trình nạp đƣợc, thì mọi bộ xử lý trong EWSD đều có chƣơng trình cố định. Sự khác biệt duy nhất giữa chƣơng trình nạp đƣợc và chƣơng trình cố định là: toàn bộ mã chƣơng trình và số liệu của chƣơng trình cố định đều thƣờng trú trong EWSD.

2.2.2. Phân bố các phần mềm

Có hai phân hệ trong EWSD chỉ gồm có phần mềm cố định: MB không có nhiệm vụ phân tích bản tin mà chỉ phân phối chúng. Do đó, logic điều khiển của MB đƣợc lƣu trữ nhƣ một chƣơng trình cố định. Bộ điều khiển SGC: SGC có thể làm việc với chỉ bằng phần mềm cố định, vì việc chọn đƣờng trong SN là do

CP quyết định. Mỗi phân hệ, ngoại trừ IOP: MB, đều có một tỉ lệ phần mềm cố định nào đó. Một phân hệ càng thông minh thì tỉ lệ phần mềm cố định càng thấp.

Ngoài phần mềm cố định thì các phân hệ CP, IOP: MB, CCNC và LTG còn có phần mềm không phụ thuộc ngƣời dùng. Đó chính là chƣơng trình bảo an và chƣơng trình điều khiển tiến trình xử lý.

Để thực hiện những công việc phức hợp khác, nhƣ quản lý thuê bao và số liệu của hệ thống, xử lý cuộc gọi và bảo dƣỡng hệ thống thì cần đến loại chƣơng trình khác. Đó chính là chƣơng trình ngƣời dùng trong CP, IOP:MB, GP và CCNP.

2.2.3. Hệ thống các chƣơng trình ứng dụng

Tổng hợp những phần mềm nạp đƣợc, hệ điều hành, chƣơng trình cho ngƣời dùng và cơ sở dữ liệu( ví dụ nhƣ số liệu về thuê bao) đƣợc gọi là: Hệ thống các chƣơng trình ứng dụng( APS).

Cấu trúc của phần mềm APS nhƣ sau:

Hình 2-28: Cấu trúc APS,

Phần mềm cố định và hệ chƣơng trình APS là hai thứ khác nhau. Trong khi chƣơng trình cố định đƣợc cài chết trong EPROM. Thì APS đƣợc ghi trong băng từ.

EWSD là hệ thống làm việc trong thời gian thực. Vì phần mềm của EWSD, đƣợc điều khiển bằng phƣơng thức ngắt, nên nó có thể xử lý theo thứ tụ ƣu tiên, những yêu cầu vừa mới phát sinh. Điều đó có nghĩa là những việc có mức độ khẩn cấp cao, sẽ ngắt những việc có mức độ khẩn cấp thấp hơn.

43

2.2.4. Hệ điều hành

Hệ điều hành dùng để liên kết phần mềm ngƣời dùng với phần cứng.

Hệ điều hành trong CP bao gồm: chƣơng trình điều hành và chƣơng trình bảo an.

Hình 2-29: Phân cấp hệ điều hành.

Chương trình điều hành: Có nhiệm vụ điều hành các tiến trình gồm phối hợp chuỗi các công việc, và quản lý tuần tự của các xử lý. Ngoài ra, chƣơng trình điều hành còn quản lý ngắt, tạo bởi những yêu cầu phát sinh. Chƣơng trình điều hành con quản lý thời gian. Nhƣ xác định số liệu và thời gian,bắt đầu hay kết thúc một công việc định thời nào đó. Nhiệm vụ quan trọng khác của chƣơng trình điều hành là quản lý xuất nhập đến các thiết bị ngoại vi (băng từ, đĩa từ).

Chương trình bảo an: Nhằm ngăn ngừa phản ứng sai lệch trong hệ thống EWSD. Nhiệm vụ đầu tiên của chƣơng trình bảo an là thiết lập cấu hình chức năng hệ thống. Gồm việc nạp phần mềm và cơ sỡ dữ liệu từ băng vào đĩa từ, để rồi sau đó, phân phối những tin tức này từ bộ nhớ chung ra toàn hệ thống EWSD. Chƣơng tình bảo an đƣợc hệ điều hành sử dụng vào việc:

Khởi phát việc kiểm tra định kỳ.

Đánh giá những bản tin cảnh báo và bảo an. Ghi lại những thông tin lỗi.

Và định vị chỗ hƣ.

Khi xảy ra hỏng trong phần cứng, thì hệ điều hành tái tạo cấu hình hệ thống về lại trạng thái chức năng. Nếu hỏng là ở phần mềm thì hệ điều hành khởi phát tiến trình phục hồi toàn bộ. Mức độ đầu tiên là RESTART. Ở mức này những thông tin về lỗi đƣợc ghi lại, nhƣng kết nối thuê bao trong đài còn nguyên . Nếu tiến trình phục hồi RESTART lặp đi lặp lại, mà vẫn không kết quả, thì xoay qua

hồi phục ở mức độ cao hơn. Đó là mức NEWSTART. Ở mức hồi phục này mọi tiến trình đều chấm dứt. Những kết nối thuê bao còn dỡ dang đều hủy bỏ. Những kết nối hiện hữu vẫn đƣợc dữ nguyên. Nếu cả hai mức phục hồi trên vẫn không đem lại kết quả thì phải viện tới mức INITIALSTART. Trong INITIALSTART, toàn bộ hệ chƣơng trình APS đƣợc nạp lại từ đĩa. Mọi kết nối đã có, hoặc những kết nối đang trong tiến trình thiết lập đều hủy bỏ.

2.2.5. Phần mềm ngƣời dùng

Hình 2-30: Phân cấp phần mềm người dùng

Phần mềm ngƣời dùng chịu trách nhiệm những công việc phức hợp, riêng lẻ. Phần mềm ngƣời ngƣời dùng chia thành: chƣơng trình xử lý cuộc gọi, chƣơng trình quản lý và chƣơng trình bảo dƣỡng.

2.2.5.1. Chƣơng trình xử lý cuộc gọi

Là một phần trong phần mềm ngƣời dùng, chƣơng trình xử lý cuộc gọi có nhiều việc phải làm: trong số đó, có việc xử lý số liệu trong liên kết nối cuộc gọi và số liệu trong cơ sở dữ liệu. Một nhiệm vụ khác của chƣơng trình xử lý cuộc gọi là dịch số, lập hóa đơn chi tiết và chọn tuyến. Chƣơng trình xử lý cuộc gọi truy nhập các bảng số liệu nhằm chọn đƣờng trong mang SN và thiết lập kết nối bằng chuyển mạch. Ngoài ra nó cũng có nhiệm vụ chuyển số liệu từ CP đến GP, để khởi phát tiến trình xử lý độc lập cuộc gọi trong GP. Tin tức chuyển giao này đƣợc gọi là lệnh.

2.2.5.2. Chƣơng trình quản lý

Chƣơng trình quản lý không xử lý cuộc gọi, mà nhiệm vụ chính của nó làquản lý lệnh MML (ngôn ngữ máy MML đƣợc hệ điện thoại viên sử dụng để

45 liên lạc với phần mềm EWSD. Với lệnh MML ngƣời ta có thể hiển thị trạng thái của hệ thống hoặc đƣa vào hoạt động các thành phần phần cứng mới). Với lệnh MML , chƣơng trình quản lý cho phép nhập số liệu mới, hoặc thay đổi số liệu trong cơ sở dữ liệu. Chƣơng trình quản lý còn có nhiệm vụ in ra số liệu. Côngviệc khác của chƣơng trình quản lý là:

Điều khiển việc lƣu thoại.

Lƣu trữ số liệu về cƣớc và số liệu đo lƣu thoại. Nhiệm vụ bảo vệ quá tải.

2.2.5.3. Chƣơng trình bảo dƣỡng

Chƣơng trình bảo dƣỡng đƣợc phát động bằng lệnh MML, có nhiệm vụ duy trì hoạt động của hệ thống. Tiến trình bảo dƣỡng có thể phải truy nhập một số các chƣơng trình trong hệ điều hành. Chƣơng trình bảo trì, ví dụ có thể khởi động:

Việc tìm lỗi trong phần cứng. Tiến trình đo và thử.

Bằng lệnh MML, có thể làm chạy chƣơng trình thay đổi cấu hình và chƣơng trình nạp phần mềm trong chƣơng trình bảo dƣỡng. Chƣơng trình bảo dƣỡng còn có nhiệm vụ xuất cảnh báo ra bảng đèn ( SYP).

46

CHƢƠNG 3: TRẠM VỆ TINH CỦA TỔNG ĐÀI EWSD THIẾT LẬP ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI EWSD

Cũng giống nhƣ các trạm vệ tinh của các tổng đài khác, trạm vệ tinh của tổng đài EWSD gồm các phần sau:

- Khối cung cấp nguồn AC. - Khối cung cấp nguồn DC.

- Khối thiết bị tổng đài truyền dẫn. - Giá phối dây MDF.

- Hệ thống tiếp địa.

Khối cung cấp nguồn AC có chức năng đảm bảo cung cấp điện áp AC liên tục cho cho phần thiết bị tổng đài. Khối cấp nguồn AC gồm các phần: máy nổ, đƣờng dẫn điện AC từ mạng điện lƣới vào, hệ thống chống sét.

Để chuyển đổi linh hoạt từ việc sử dụng điện lƣới sang sử dụng điện máy nổ trong mỗi phòng nguồn tại các trạm vệ tinh đều đƣợc lắp đặt một cầu dao đổi chiều. Điện từ cầu dao đƣợc dẫn tiếp lên hộp phân phối nguồn AC. Trong hộp phân phối nguồn AC trƣớc tiên điện đƣợc đƣa đến một automat tổng (automat có dòng cho phép lớn nhất trong hộp thƣờng từ 70-200A). Điện từ automat tổng đƣợc dẫn tới các automat thành phần dùng cho các chức năng tổng đài, điều hòa, ánh sáng. Điện AC từ automat tổng đài đƣợc dẫn tới tủ nguồn của Siemens cũng đƣợc lắp treo trên tƣờng.

Giá phối dây MDF làm nhiệm vụ tiếp nối tín hiệu đƣờng thuê bao từ phiến ngang sang phiến dọc. Phiến ngang làm nhiệm vụ kết cuối cho cáp thuê bao đƣợc dẫn từ tủ tổng đài ra. Phiến dọc làm nhiệm vụ kết cuối cho cáp nhập đài từ ngoài đƣờng dẫn vào, trong phiến dọc bắt buộc phải có cầu trì, hạt chống sét để bảo vệ thiết bị tổng đài. Phiến dọc phải đƣợc tiếp đất để đảm bảo an toàn cho ngƣời vận hành và thiết bị.

Hệ thống chống sét tại các trạm vệ tinh điện ac dẫn vào các máy nắn đƣợc bảo vệ qua 3 cấp chống sét.

Các thành phần còn lại của một trạm vệ tinh sẽ đƣợc giới thiệu trong các chƣơng sau.

47

Nguyễn Văn Năm – ĐT 1301 – HPU

Hình 3-1: Sơ đồ tổng quan của một trạm vệ tinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tổng đài EWSD ứng dụng vận hành trạm vệ tinh EWSD của bưu điện hải phòng (Trang 39 - 49)