Công trạng của Đoàn Thượng với vùng đất Hồng Châu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần đông hải đại vương nơi cửa biển cát hải hiện trạng khai thác và giải pháp phát triển phục vụ du lịch địa phương (Trang 41)

Công trạng của Đoàn Thượng ở vùng đất này phải được kể từ năm Ất Sửu (1205), đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trị Bình Long Ứng thứ nhất. Lộ Quốc Oai có giặc Muỗi chiếm cứ vùng núi Tản Viên, cướp phá vùng Thanh Oai với lực lượng lớn và mạnh, dân chúng sợ hãi, không thể chống đỡ nổi, vua sai Đoàn Thượng đi đánh dẹp và hoàn toàn chiến thắng. Vua ban thưởng cho Ngài chức tước và giao trọng trách cai quản vùng biển Đông, hưng danh đất Hồng Châu. Lúc ấy, vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình đang hình thành chỗ cao chỗ trũng, thường xuyên lụt lội, Ngài vận động người trong dòng họ và nhân dân chung sức trị thủy, cơi đắp bờ vùng, quai đê ngăn lũ, cấp ruộng đất, tìm giống lúa chín thu hoạch trước mùa nước lớn…vừa lo chiến đấu, vừa chăm chỉ trồng trọt, cày cấy, hạn chế thiên tai dịch bệnh… làm cho cuộc sống của nhân dân nơi đây ngày một tăng cao hiệu quả.

Đặc biệt với vùng Hồng Châu, ngài được nhân dân tưởng nhớ như một mẫu tử của dân, miễn lao dịch, mở trường khuyến học, khuyến tài, đánh giặc cướp biển…

Đoàn Thượng đem quân đánh anh em họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Lại Linh cùng tướng Khoái Châu là Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự Khánh bị thua, giận dữ phá đê cho nước sông chảy tràn vào các ấp rồi về. Miền Khoái Châu mất tin tưởng ở họ Trần, theo về với họ Đoàn. Từ đó người dân hết lòng tin theo Đoàn Thượng.

Không chỉ khi sống Ngài luôn được nhân dân tin theo, luôn hết lòng vì dân mà khi đã hóa Ngài vẫn “âm phù vận nước”. Khi vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh, đi qua đền Gia Viên cầu khấn nằm mộng thấy Ngài hiển linh cứu giúp, được phong là “Đông Hải Linh Ứng Đại Vương”, sau lại được hong là “Phù tộ an dân”; đời Vua Lê Thánh Tông được tặng hai chữ “cương nghị” và được sắc phong “Anh uy hiển ứng”, người dân cầu được ước thấy, mọi sự đều an… hiện nay mới thống kê được tất cả có 17 sắc phong được tạm dịch qua các triều đại Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, và đời nào cũng được sắc phong thượng đẳng thần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần đông hải đại vương nơi cửa biển cát hải hiện trạng khai thác và giải pháp phát triển phục vụ du lịch địa phương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)