Như chúng ta đã biết, thành ngữ tiếng Việt có số lượng phong phú, đa dạng về nguồn gốc và kiểu cấu tạo. Đặc biệt, về mặt cấu tạo, thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo hết sức phức tạp. Tính phức tạp của thành ngữ tiếng Việt được thể hiện trên nhiều phương diện.
Trước hết, tính phức tạp trong cấu tạo của thành ngữ thể hiện trước hết ở chỗ là thành ngữ là hiện tượng trung gian, nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ (thuộc từ vựng) và một bên là ngữ (thuộc cú pháp). Do vậy, việc xác định đặc điểm cấu trúc của thành ngữ không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Thứ hai, là một đơn vị thuộc loại tổ hợp từ cố định, thành ngữ có đặc điểm bền vững về hình thái cấu trúc. Tính ổn định, bền vững của cấu trúc thành ngữ thể hiện ở sự ổn định thành phần từ vựng (nhiều trường hợp chặt chẽ đến mức loại bỏ khả năng thay thế từ đồng nghĩa) và sự ổn định về cấu tạo (ổn định về mối quan hệ giữa các thành tố trong thành ngữ). Về sử dụng, là sản phẩm truyền miệng, gắn với giao tiếp trực tiếp nên thành ngữ có nhiều dị bản, các thành tố trong thành ngữ có thể được thay đổi theo từng địa phương, theo hoàn cảnh. Thành ngữ cũng mang tính đa nghĩa như từ nên tùy theo thói quen liên tưởng của từng vùng, từng hoàn cảnh mà cấu trúc của thành ngữ có thể bị phá vỡ trong giao tiếp.
Thứ ba, xét về kết cấu ngữ pháp, thành ngữ có kết cấu khá đa dạng. Thành ngữ có thể có kết cấu là cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập hoặc cụm
chủ vị,…Trong hệ thống ngôn ngữ, thành ngữ có thể có kiểu cấu tạo c /v như câu (chó ngáp phải ruồi; cá nằm trên thớt;…) nhưng trong sử
dụng, các đơn vị này chỉ tương đương như từ, trong câu chúng chỉ là bộ phận của câu.
Do có cấu tạo phức tạp và đặc tính trung gian nêu trên nên việc chỉ rõ các đặc tính cũng như việc phân loại thành ngữ không phải là vấn đề đơn giản. Trong các công trình nghiên cứu về thành ngữ, các tác giả đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thành ngữ về mặt cấu tạo như cách phân loại dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ (thành ngữ kết cấu ba âm tiết; thành ngữ kết cấu bốn âm tiết; thành ngữ có kết cấu năm hay sáu âm tiết,…); cách phân loại dựa vào kết cấu ngữ pháp (thành ngữ có cấu tạo là câu đơn giản, thành ngữ có cấu tạo là câu phức tạp); cách phân loại dựa vào số lượng cụm từ (thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn, thành ngữ có cấu tạo kiểu cụm từ liên hợp); cách phân loại dựa vào phương thức cấu tạo (thành ngữ cấu tạo từ phương thức so sánh, thành ngữ cấu tạo từ phương thức ẩn dụ)
Theo chúng tôi, trong bốn cách phân chia cấu trúc thành ngữ tiếng Việt trên, cách chia của tác giả Hoàng Văn Hành - dựa vào phương thức cấu tạo - có thể xem là hợp lý nhất, mang tính khoa học nhất. Chúng tôi lấy đó làm nền tảng, làm cơ sở để khảo sát, thống kê, phân tích đặc điểm cấu tạo của thành ngữ địa phương Thanh Hóa.
Dựa vào cách phân loại này, chúng tôi đã khảo sát, thống kê thành ngữ địa phương Thanh Hóa từ việc điều tra điền dã trực tiếp và nguồn tư liệu văn học dân gian địa phương Thanh Hóa. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các dạng cấu tạo và số lượng, tỷ lệ của thành ngữ địa phương Thanh Hóa Số lượng thống kê và tỷ lệ phần trăm Loại thành ngữ
(phân loại theo cấu tạo)
Tổng số Thành ngữ so sánh Thành ngữ ẩn dụ Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng Thành ngữ ẩn dụ hóa bất đối xứng Số lượng 242 304 411 957 Tỷ lệ (%) 25,3 31,8 42,9 100
Ví dụ Ác ôn như mồ ma làng Vống Đạp lái, kéo lèo Bầu già
vứt ở bờ ao
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét bước đầu về thành ngữ địa phương Thanh Hóa như sau.
Thứ nhất, thành ngữ địa phương Thanh Hóa phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu cấu tạo. Qua khảo sát, chúng tôi thu được 957 thành ngữ thuộc cả hai kiểu cấu tạo là thành ngữ cấu tạo theo phương thức so sánh, thành ngữ cấu tạo theo phương thức ẩn dụ (ẩn dụ đối xứng và ẩn dụ phi đối xứng).
Thứ hai, trong những thành ngữ địa phương Thanh Hóa mà chúng tôi đã khảo sát và thống kê, thành ngữ cấu tạo theo phương thức ẩn dụ (đối xứng và phi đối xứng) có số lượng và tỉ lệ cao hơn gần 2,5 lần so với thành ngữ cấu tạo theo phương thức so sánh. Số lượng và tỉ lệ này phản ánh khá rõ tỉ lệ thành ngữ ẩn dụ (đối xứng và phi đối xứng) và thành ngữ so sánh của thành ngữ toàn dân. Trong công trình Thành ngữ học tiếng Việt, tác giả Hoàng Văn
Hành đã thống kê khá đầy đủ số lượng thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt. Theo thống kê của Hoàng Văn Hành, trong tiếng Việt có khoảng 3224 thành ngữ. Trong đó, số thành ngữ ẩn dụ hoá là 2730 (chiếm tỉ lệ 84.6 %), số thành ngữ so sánh là 494 thành ngữ (chiếm tỉ lệ 15.4 %). Tuy nhiên, nếu trong thành ngữ ẩn dụ của tiếng Việt toàn dân, thành ngữ ẩn dụ đối xứng có số lượng và tỉ lệ khá lớn (1890 thành ngữ, chiếm 69.2 % số thành ngữ ẩn dụ) thì trong phương ngữ Thanh Hóa, số lượng thành ngữ ẩn dụ đối xứng lại thấp hơn số thành ngữ ẩn dụ phi đối xứng (411 từ, chiếm 42.94% số thành ngữ ẩn dụ). Về điểm này, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn ở những phần cụ thể khi nói về thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và phi đối xứng.
2.2. Các dạng cấu tạo của thành ngữ địa phương Thanh Hóa
2.2.1. Thành ngữ cấu tạo theo phương thức so sánh (thành ngữ so sánh)
Theo Hoàng Văn Hành, thành ngữ cấu tạo theo phương thức so sánh (ở đây chúng tôi gọi tắt là thành ngữ so sánh) là “một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh, với nghĩa biểu trưng, kiểu rách như tổ đỉa, khoẻ như vâm, như cá nằm trên thớt, nhảy như choi choi,…” [12, tr.101]. Cùng chung ý kiến với tác giả Hoàng Văn Hành, hai tác giả Vũ Tân Lâm, Nguyễn Thị Kim Thoa trong bài viết “Một vài đặc điểm văn hoá thể hiện qua thành ngữ Tày - Thái” quan niệm: thành ngữ so sánh là “một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh có nội dung mang nghĩa biểu trưng. Trong đó phép so sánh là phương thức đối chiếu vật này với vật kia trên cơ sở những hình ảnh thường là đơn giản nhưng rất biểu cảm với người sử dụng” [Dẫn theo 40].
Trong thói quen tư duy của người Việt, khi nhìn nhận đặc điểm, tính chất của một sự vật, sự việc cụ thể nào đó, họ hay liên tưởng đến một sự vật gần gũi, điển hình có đặc điểm tương đồng. Nói cách khác, khi tri nhận, người Việt thường có thói quen so sánh. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên
các thành ngữ so sánh của người Việt, trong đó có thành ngữ so sánh của phương ngữ Thanh Hóa.
Thành ngữ so sánh có mặt ở hầu hết các ngôn ngữ, tuy nhiên, trong tiếng Việt, thành ngữ so sánh có số lượng tương đối lớn, có đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa riêng. Về mặt cấu tạo, thành ngữ trong tiếng Việt có cấu tạo tương đối đa dạng, phức tạp. Điều này sẽ được minh chứng rõ hơn khi chúng ta xem xét các kiểu cấu tạo của thành ngữ so sánh ở phương ngữ Thanh Hóa.
2.2.1.1. Mô hình cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Việt
Khi nghiên cứu về mô hình cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt, tác giả Trương Đông San trong công trình Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển
(Sài Gòn, 1966) đã đưa ra một số mô hình tổng quát về cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt như sau:
1. A như B Lạnh như tiền
2. (A) như B (To) như bồ sứt cạp
3. Như B Như nước vỡ bờ
4. AB Dẻo kẹo, đen thui
(A là tính chất được đưa ra so sánh, B là chuẩn so sánh) [Dẫn theo 12, tr.102]
Tuy nhiên, theo Hoàng Văn Hành, những mô hình cấu tạo mà Trương Đông San đưa ra về cơ bản là đúng, tuy vậy, cũng còn ít nhất hai nhược điểm sau:
- “Một là, các hệ thống phân loại này bao gồm trong mình cả những đơn vị không hẳn là thành ngữ so sánh như những tổ hợp đã chuyển hóa thành tổ hợp ẩn dụ, thậm chí, chúng đã có một đời sống riêng,…”.
- “Hai là, mẫu tổng quát của thành ngữ so sánh chưa thực sự thỏa đáng nên sức giải thích về ngữ nghĩa bị hạn chế”.
Theo Hoàng Văn Hành, cấu tạo thành ngữ Tiếng Việt có cấu trúc tổng quát là [ t ] như B (t là tính chất, đặc điểm được đưa ra so sánh, B là chuẩn so sánh), trong đó, [ t ] tồn tại 3 khả năng:
- Có [ t ] (Đen như cột nhà cháy)
- Không có [ t ] (Như ăn dâu gia uống nước lã)
- Có [ t ] hoặc không có [ t ] (Lẳng lặng như chó cắn gậy; Như chó cắn gậy)
2.2.1.2. Mô hình cấu tạo thành ngữ so sánh Thanh Hóa
Như chúng tôi đã khẳng định, thành ngữ địa phương Thanh Hóa là hiện tượng phản ánh tính đa dạng về mặt biểu hiện của thành ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, đó là sự đa dạng trên thống nhất. Về mặt cấu tạo, thành ngữ địa phương Thanh Hóa vẫn có những đặc điểm chung, thống nhất với thành ngữ của người Việt nói chung. Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi phân loại mô hình cấu tạo thành ngữ địa phương Thanh Hóa dựa vào mô hình cấu tạo thành ngữ tổng quát trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành. Bên cạnh đó, khi khảo sát, chúng tôi thấy, có những thành ngữ không đưa ra đặc điểm, tính chất cần so sánh mà chỉ đưa ra đối tượng so sánh. Do đó, khi phân loại mô hình cấu tạo thành ngữ địa phương Thanh Hóa, chúng tôi thấy có bốn loại như sau.
- A như B: Mình với ta như đa với cuội
- At như B: Hát rề rề như bò đái đường
- t như B: Hớn hở như mèo tha tôm
- Như B: Như bún chợ trưa
Ngoài ra, chúng tôi thấy trong thành ngữ Thanh Hóa xuất hiện các thành ngữ có từ so sánh hơn, kém, bằng, không bằng, tựa,... chúng tôi khái quát loại này thành mô hình: A hơn (bằng; không bằng; khác; chi khác; tựa) B.
Ví dụ: Vảy cá hơn lá rau Khác chi xay mất nỏ
Lóc xóc không bằng góc ruộng……
Kết quả thống kê về số lượng theo các mô hình cấu tạo của thành ngữ so sánh Thanh Hóa được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các mô hình cấu tạo thành ngữ so sánh Thanh Hóa
Mô hình cấu tạo lượngSố Tỷ lệ (%) Ví dụ
A như B 44 18,2 Ăn cơm không rau
Như nhà giàu không con
At như B 15 6,2 Ăn bẩn như muông
t như B 113 46,7 Ác như lính lệ
Như B 66 27,3 Như bún chợ trưa
A hơn (bằng, hoặc
không bằng) B 04 1,6 Vảy cá hơn lá rau Qua bảng thống kê trên, có thể thấy, trong thành ngữ so sánh của phương ngữ Thanh Hóa, thành ngữ so sánh có cấu tạo theo mô hình “[ t ] như B” có số lượng và tỉ lệ cao hơn cả (113 thành ngữ, chiếm 46,7 %). Sau đó là kiểu cấu tạo “như B” (66 thành ngữ (chiếm 27,3 %)). Tiếp đến là kiểu cấu tạo
“A như B” (44 thành ngữ, 18,2 %), kiểu “At như B” (15 thành ngữ, chiếm tỉ
lệ 6,2%), và cuối cùng là kiểu “A (hơn, bằng, không bằng) B” (4 thành ngữ chiếm 1,6%).
* Xét từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong thành ngữ Thanh Hóa, chúng tôi thấy các từ ngữ được dùng khá đa dạng, cụ thể là:
- Từ “ như”: Như ăn dâu gia uống nước lã
- Từ “chi khác”: Chi khác hoa rầu
- Từ “bằng”: Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng
Trong những từ ngữ trên, từ “như” là từ biểu thị quan hệ so sánh được sử dụng nhiều nhất (gồm 238 lần).
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy, trong cấu trúc thành ngữ so sánh của tiếng Việt nói chung và phương ngữ nói riêng, thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh là thành phần ổn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc câu.
Như vậy, về cơ bản, các dạng mô hình cấu tạo so sánh của thành ngữ địa phương Thanh Hóa thống nhất với các dạng mô hình cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt. Xem xét từng vế trong các kiểu mô hình nói trên, chúng ta sẽ thấy được nét riêng của thành ngữ địa phương Thanh Hóa.
a. Kiểu cấu tạo của vế chỉ yếu tố được đem ra so sánh (A, At, t) trong thành ngữ địa phương Thanh Hóa
Khi khảo sát vế chỉ yếu tố được đem ra so sánh trong thành ngữ địa phương Thanh Hóa, chúng tôi thấy, yếu tố này có thể được cấu tạo bởi một từ, một cụm từ hoặc một cụm chủ vị, thậm chí không xuất hiện, tuỳ theo từng kiểu dạng so sánh.
Ở dạng cấu tạo “t như B”, chúng tôi thấy, phần lớn (t) có cấu tạo là một tính từ hoặc một cụm tính từ, sau đó là động từ. Theo kết quả thống kê, số thành ngữ có vế biểu thị tính chất so sánh có cấu tạo là tính từ hoặc cụm tính từ là 102 (chiếm 90,2 % số lượng thành ngữ so sánh có cấu trúc “t như B”) như: ác như lính lệ, ác như mồ ma làng Vống, bất nhân như lính, bầy hầy như cầy lội mương, bì bì như qủa trám, bùng nhùng như mèo trong túi,… Số thành ngữ có vế (t) là một cụm động từ xuất hiện rất ít (11/ 113 thành ngữ có cấu tạo “t như B”, chiếm 9,8%) như: co ro như cò phải mưa, gầm ghè như dì ghẻ con chồng, hùng hục như lợn chạy cọp sớm mai, lẳng lặng như chó cắn gậy,…
Sở dĩ thành ngữ có vế (t) được cấu tạo bởi một tính từ xuất hiện nhiều hơn thành ngữ có vế (t) cấu tạo là một động từ là bởi vế (t) là vế chỉ tính chất, đặc điểm cần so sánh, cần được khái quát hoá, do đó, tính từ xuất hiện nhiều hơn.
Các động từ nếu xuất hiện cũng là những động từ chỉ trạng thái, có phần gần gũi với tính từ như: co ro, lẳng lặng, gầm ghè, hùng hục, ghét, yêu, lừ đừ, nghệnh ngạo,…
Ở dạng cấu tạo “Như B”, chúng tôi thấy, vế chỉ yếu tố được đem ra so sánh không xuất hiện, đối với kiểu thành ngữ có dạng cấu tạo này, tùy theo yếu tố chuẩn so sánh mà người nghe có thể hiểu yếu tố chỉ tính chất, đặc điểm được đem ra so sánh. Chẳng hạn, ở câu thành ngữ như cỏ rác, người nghe có thể hiểu: coi người như cỏ rác, khinh như cỏ rác, nhiều như cỏ rác, thấp hèn như cỏ rác,…tuỳ theo ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Như vậy, khi vế chỉ tính chất được đem ra so sánh không xuất hiện, nó sẽ tạo cho thành ngữ một độ mở nhất định để người đọc, người nghe liên tưởng theo cảm nhận và kinh nghiệm sống của chính mình.
Ở dạng cấu tạo “A như B”, A thường được cấu tạo là một danh từ hoặc một cụm danh từ (dong nhan như chim trả, gái có chồng như sông có sấu, gái không con như bậu ở bờ, nước mắt như mưa, của mình như vàng của làng như cứt, …), một động từ hoặc một cụm động từ (ăn như voi đàn, nói như iểng, ăn cơm không rau như nhà giàu không con,…). Đối với kiểu cấu tạo này, tính chất được đem ra so sánh cũng không xuất hiện. Thay vì nói thẳng tính chất được đem ra so sánh, người nói chỉ nói lên hoạt động hoặc sự việc điển hình cho tính chất ấy. Chẳng hạn, tính chất bó buộc, không tự do được thể hiện bằng cụm danh từ gái có chồng và được so sánh với sông có sấu,… Cũng như mô hình cấu tạo khuyết yếu tố chỉ tính chất được đem ra so sánh, mô hình cấu tạo “A như B” với vế A là một danh từ (cụm danh từ) hoặc động từ (cụm động từ) cũng tạo cho kiểu thành ngữ này một độ mở nhất định để người đọc, người nghe có thể liên tưởng.
Đối với những thành ngữ địa phương Thanh Hóa có cấu tạo ở dạng “At như B”, chúng tôi thấy, yếu tố chỉ tính chất được đem ra so sánh được cấu tạo bởi một cụm động từ hoặc một cụm danh từ.
Ví dụ: Ăn bẩn như muông, ăn cay như chào mào, ở tệ như bò, hát rề rề