Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác chợ hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 51)

6. Bố cục khóa luận

3.2.3. Nguyên nhân của thực trạng

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các chợ xuống cấp, không đồng

bộ, diện tích xây dựng nhỏ không còn phù hợp. Việc đầu tƣ nâng cấp không có kế hoạch mang tính lâu dài mà chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ, chắp vá.

Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng chợ rất ít, chủ yếu là huy động từ các nguồn vốn khác nhƣng cũng rất hạn hẹp. Do đầu tƣ xây dựng lĩnh vực này đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên hiệu quả đầu tƣ kém hấp dẫn. Về cơ chế đất đai thì đa số các chợ đều có đất nằm xen kẽ trong đất dân.

Thứ hai, việc quản lý tại các chợ chƣa hiệu quả, nghiệp vụ chuyên môn của cán

bộ quản lý chƣa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác chính quyền địa phƣơng ở một số nơi ít quan tâm đến công tác này. Việc bố trí, sắp xếp lại các vị trí hợp lý trong chợ gặp khó khăn do thói quen của các hộ kinh doanh, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành chức năng và chính quyền địa phƣơng.

Thứ ba, hoạt động của các chợ cóc, chợ tạm, chợ tự phát ở khắp mọi nơi làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của chợ, ảnh hƣởng đến vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự... Vì vậy, việc quy hoạch bố trí điểm kinh doanh mới nhắm tiến tới xoá bỏ các chợ cóc, chợ tạm, chợ tự phát là yêu cầu rất cấp thiết.

Thứ tư, từ tình hình thu nộp ngân sách của các xã không đủ để đầu tƣ lại chợ,

trong khi đó, ngân sách Trung ƣơng hàng năm lại không bố trí. Do vậy, việc đầu tƣ tại các chợ gặp khó khăn. Việc thu hút nguồn vốn tại các hộ kinh doanh để đầu tƣ lại không khả thi. Chính vì vậy, thực trạng chợ nhƣ đã nêu trên đã tồn tại nhiều năm nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết.

Thứ năm,nhà nƣớc chƣa thực sự chú trọng phát triển chợ chƣa có những chính

sách cụ thể dành cho chợ

3.3. Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả điều kiện phát triển du lịch chợ ở Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác chợ hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 51)