Ứng dụng phương pháp mới nghiên cứu ổn định trong tính toán thiết kế

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên (Trang 27 - 28)

thiết kế

Trong công tác thiết kế đường, việc kẻ đường đỏ ngoài nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố hình học của đường còn phải đảm bảo yêu cầu về ổn

định nền đường. Cách làm thông thường của người thiết kế hiện nay là sau khi thiết kế xong trắc dọc, trắc ngang mới tiến hành kiểm toán ổn định cho các mặt cắt nguy hiểm. Do đó, người thiết kế sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

Từ kết quả xác định chiều cao giới hạn của nền đường đảm bảo điều kiện ổn định cho nhiều trường hợp khác nhau (bảng 5.8 và toán đồ hình 5.7), ta có thể nhập vào các phần mềm thiết kế đường để tự động vẽ được

đường chiều cao giới hạn. Đường đỏ thiết kế phải nằm dưới đường chiều cao giới hạn và hệ số ổn định chính là tỷ số giữa chiều cao giới hạn và khoảng chênh cao của đường đỏ với đường đen.

Khi thi công nền đường đắp trên đất yếu thường phải chia thành nhiều giai đoạn với chiều cao đắp khác nhau để đảm bảo ổn định. Do vậy, thông qua kết quảxác định chiều cao giới hạn, người kỹsư có thể lựa chọn chiều cao đắp các giai đoạn nhanh chóng và thuận lợi.

Để kiểm toán ổn định các mặt cắt ngang đường đã thiết kế hoặc thi công, ta chỉ cần so sánh chiều cao đắp với chiều cao giới hạn, nếu nhỏ hơn

thì nền đường đảm bảo ổn định và ngược lại.

Ngoài ra, từ biểu đồ các đường đẳng trị mức chảy dẻo sẽ xác định

được lưới mặt trượt nên có thể đưa ra được các biện pháp gia cường phù hợp, đúng vịtrí để nâng cao ổn định nền đường khi cần.

5.3. Kết quả và bàn luận

1- Dùng lý thuyết min (max) và phương pháp phân tích giới hạn cho

ta đầy đủ phương trình để nghiên cứu ổn định đồng thời nền đắp và nền thiên nhiên.

2- Chương trình tính cho phép giải bài toán ổn định nền đường đắp một cách nhanh chóng và xác định được trạng thái ứng suất xuất hiện trong

nền đắp và nền thiên nhiên trong các điều kiện khác nhau về cấu tạo hình học của nền đường, các đặc trưng cơ lý của đất đắp và nền thiên nhiên. Qua khảo sát, tính toán một cách hệ thống cho thấy kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với thực tế về mặt quy luật.

3- Kết quả xác định chiều cao giới hạn nền đắp theo phương pháp của tác giả xấp xỉ với chiều cao có chiết giảm theo các phương pháp mặt trượt (lấy hệ số an toàn lớn hơn 1) do phương pháp mặt trượt cho ta giới

hạn trêncủa chiều cao nền đắp.

4- Từ việc xây dựng một số chương trình tính, lập được bảng tra và

toán đồ giúp người kỹ sư nhanh chóng xác định được chiều cao và độ dốc

giới hạn của nền đắp. Ngoài ra, từ biểu đồ các đường đẳng trị mức chảy dẻo sẽ xác định được lưới mặt trượt nên có thể đưa ra được các biện pháp

gia cường phù hợp, đúng vị trí để nâng cao ổn định nền đường khi có yêu cầu.

5- Ngoài ra, hệ số ổn định của nền đắp có thểđược xác định bằng tỷ

số giữa chiều cao giới hạn và khoảng chênh cao của đường đỏ với đường

đen.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên (Trang 27 - 28)