- Vào Tiện ích / Chọn Đơn vị hành chính Khi xuất hiện hộp thoại Chọn xã (phường), nhập vào mã xã phường là 4110715 (là mã của xã Hương
b. Nhập dữ liệu thuộc tính
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứuđề tài, tôi đưa ra một số kết luận như sau: Bản đồ địa chính là tài liệu có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về đất đai (là căn cứ để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ…). Vì vậy, yêu cầu cập nhật, chỉnh lý, đo vẽ mới, đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính cho các vùng, các địa phương nhằm đảm bảo độ chính xác là hết sức cần thiết.
Trong quá trình thành lập bản đồ địa chính cho khu vực thôn Thanh Lương 2, đã sử dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên ngành để đo vẽ. Việc trút số liệu cũng đã được thực hiện bằng các phần mềm hỗ trọ riêng cho máy toàn đạc. Từ đó, đã đẩy nhanh được tiến độ công việc, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức.
Hiện nay, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành thống nhất quy trình, quy phạm về xây dựng, biên tập bản đồ địa chính theo Quyết định số 08/2008 cũng như quy định về việc ứng dụng các phần mềm MicroStation và Famis trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính. Tuy nhiên, việc sử dụng các phần mềm bình sai số liệu thì vẫn chưa có quy định chung do đó vẫn chưa có được sự thống nhất trong các khâu xử lý số liệu, hoàn thiện lưới khống chế.
Các phần mềm xử lý nội nghiệp SDR, MicroStation, Famis có khả năng chuyển đổi dữ liệu và hỗ trợ với nhau rất tốt, đặc biệt là phần mềm Famis đã cho phép thực hiện hầu hết các thao tác trong quá trình biên tập bản đồ nên đã rút ngắn được thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạmquy định.
BĐĐC được thành lập đã đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, các yếu tố nội dung đầy đủ và thể hiện thống nhất trong cả nước. Đây sẽ là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng hồ sơ địa chính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất...đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai trên địa bàn.
BĐĐC dạng số sau khi biên tập có thể xuất ra bằng các thiết bị khác nhau như máy in, máy vẽ và các phần mềm khác như Vilis, Mapinfo, ArcGis...Ngoài ra, với việc quản lý và lưu trữ bản đồ trên các phần mềm giúp cho việc cập nhật, chỉnh lý...trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
5.2. Kiến nghị
Hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành trong quá trình xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về đất đai đang ngày càng được triển khai rộng rãi, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm trong việc xây dựng, biên tập các loại tài liệu bản đồ. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện vật chất, trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn nên việc ứng dụng, khai thác các phần mềm này còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được những điều này, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
Đối với UBND các cấp cần đầu tư nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị máy móc (máy tính, máy quét bản đồ, máy vẽ...) giúp cho quá trình đo vẽ, biên tập, xây dựng bản đồ nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời phải đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp họ nắm bắt và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lýnhà nước về đất đai.
Các cấp, các vùng và địa phương trong quá trình xây dựng, thành lập bản đồ cần tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm do bộ TNMT quy định. Bên cạnh đó, ngoài việc quy định sử dụng thống nhất các phần mềm Microstation và Famis thì Bộ TNMT cũng cần ban hành thống nhất việc sử dụng các phần mềm chạy bình sai số liệu nhằm xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu đất đai chính xác, đồng bộ và hoàn chỉnh trên cả nước.
Đối với nhà trường, nên tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận nhiều hơn nữa với các loại máy móc, các phần mềm; thường xuyên cập nhật, giảng dạy, tăng số tiết thực hành với các loại máy công nghệ hiện đại (máy toàn đạc điện tử, máy GPS...), các phần mềm mới…để sinh viên sau khi ra trường có thể ứng dụng các loại máy móc, phần mềm vào quá trình làm việc thực tế một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.