M ạch đo và ứng dụng: chuyển đổi điện dẫn dung dịch thường dùng với mạch cầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chuyển đối đo lường sơ cấp_chương 7 pptx (Trang 46 - 47)

cầu.

đồ chuyển đổi điện dẫn dung dịch đo nồng độ: như hình 7.42: gồm có vỏ 1, bên trong là điện cực platin 2 và bình đo 3 có lỗ 4 để lắp chuyển đổi vào. Các bình này cho phép đo nồng độ dung dịch đang chảy hoặc nhờ bơm cao su khuấy dung dịch 5:

Hình 7.42. Sơđồ chuyển đổi điện dẫn dung dịch đo nồng độ

Hằng số k=1/s ở trong khoảng 30÷70 l/m và được xác định bằng thực nghiệm với sai số ±1%. Chuyển đổi được cung cấp bằng điện áp xoay chiều 50Hz ÷ 1000Hz để loại trừ sai số do hiện tượng phân cực.

Trong công nghiệp, khi cần đo nồng độ các dung dịch người ta dùng chuyển đổi có điện cực dạng hai hình trụ đồng tâm và cho dung dịch cần đo chảy qua. Tùy theo bản chất của dung dịch, điện cực có thể được làm bằng graphit, platin, thép không nung hay các vật liệu khác không tương tác với dung dịch.

Chuyển đổi 4 điện cực: như hình 7.43: để loại trừ sai số do phân cực, cùng với việc cung cấp điện áp xoay chiều, người ta còn dùng chuyển đổi 4 điện cực trong đó có hai điện cực dòng (1,2) cung cấp bằng dòng điện xoay chiều ổn định và hai cực điện áp (3,4) dùng đo điện áp:

Chuyển đổi điện dẫn không tiếp xúc: như hình 7.44: để loại trừ hiện tượng phân cực và các tác dụng tương hỗ không mong muốn khác giữa các điện cực và dung dịch, người ta dùng chuyển đổi điện dẫn không tiếp xúc:

Hình 7.44. Chuyển đổi điện dẫn không tiếp xúc

Tùy theo tần số cung cấp cho chuyển đổi tần thấp (âm tần) và chuyển đổi cao tần:

- Chuyển đổi âm tần kiểu biến áp: như hình 7.44a: gồm có cuộn dây ngắn mạch 1 là một ống thủy tinh chứa dung dịch cần đo. Dòng điện trong cuộn dây sơ cấp phụ thuộc vào tổng trở của mạch thứ cấp và bản thân mạch thứ cấp, tổng trở của nó lại phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch cần đo, dụng cụ 2 mắc trong mạch sơ cấp có thể khắc độ theo đơn vị nồng độ. Chuyển đổi này dùng để đo nồng độ dung dịch có điện dẫn suất trong khoảng γ = 0÷50 (1/Ω.m). Nhược điểm của chuyển đổi này là kết cấu phức tạp do phải chế tạo vòng đựng chất lỏng (gồm một ống thủy tinh hoặc chất dẻo có đặt các điên cực bằng kim loại ở phía ngoài).

- Chuyển đổi điện dẫn kiểu điện dung: như hình 7.44b: gồm một ống thủy tinh hoặc chất dẻo có đặt các điện cực bằng kim loịa phía ngoài.

- Chuyển đổi cao tần kiểu điện cảm: như hình 7.44c trong đó các điện cực được thay thế bằng cuộn dây quấn quanh ống.

Các chuyển đổi cao tần được nối với mạch cộng hưởng do một máy phát cao tần cung cấp như hình 7.45: để đo nồng độ dung dịch nhỏ có thể dùng mạch hình 7.45a, mạch cộng hưởng gồm các phần tử được mắc song song với nhau.

Với nồng độ lớn hơn người ta dùng mạch gồm các phần tử mắc nối tiếp như hình 7.45b, dụng cụ được khắc độ theo mẫu có nồng độ đã biết.

Hình 7.45. Các chuyển đổi điện dẫn cao tần:

a) đo nồng độ dung dịch nhỏ b) đo nồng độ dung dịch lớn

7.6.3. Chuyn đổi ganvanic:

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chuyển đối đo lường sơ cấp_chương 7 pptx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)