Đặc tính của Biodiesel.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tổng quan về thực nghiệm và một số tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ Diesel doc (Trang 39 - 42)

H 2-10 Thiết bị đo tốc độ.

2.4.2.5. Đặc tính của Biodiesel.

Tính chất vật lý của biodiesel tương tự diesel nhưng tốt hơn diesel về mặt chất thải.

Biodiesel khắc phục được những nhược điểm của dầu thực vật như độ nhớt quá lớn ( cao gấp 6 – 14 lần biodiesel), chỉ số cetan thấp.

Các loại dầu biodiesel đều có tỷ lệ % trọng lượng oxy khá lớn, đây là điều mà diesel không có.

Bảng 2 – 6. Tính chất hóa lý của các loại dầu. Ester Khối lượng riêng (g/cm3) Độ nhớt ( ở 200C) ( cSt ) Điểm đục (0C) Nhiệt chớp lửa (0C) Nhiệt trị (MJ/kg) (kCal/kg)

Methyl dầu cải 0.88 7.09 -5 171 37.70/9020

Oleate ủa c methyl kỹ thuật

0.88 7.4 -14 37.37/8940

Methyl dầu dừa 0.886 5.3 -2 93 37.83/9050

Dầu diesel 0.836 5.3 -2 40 43.80/10478

Ester Cặn Chỉ số

Cetan Methyl dầu cải 1.2 43 Oleate của

methyl kỹ thuật

0.8 54

Methyl dầu dừa 0.7 43 Dầu diesel <0.01 45 -50

Tuy nhiên khi sử dụng dầu biodiesel ta cũng gặp phải một số sự cố sau:

 Dễ bị oxy hoá vì trong nhiên liệu diesel sinh học có các phân tử chứa các nối đôi nên chưa ổn định dễ bị phản ứng với oxy nên đặc biệt quan trọng trong việc bảo quản dầu thực vật.

 Phân tử của nhiên liệu diesel sinh học có độ lớn khác với diesel thông thường và các phân tử diesel sinh học trong các kênh dẫn tinh vi không có khả năng bôi trơn đầy đủ ở áp suất cao và vì thế là nguyên nhân dẫn đến hao mòn nhanh hơn trong bơm cao áp.

 Khi dùng nhiên liệu diesel sinh học cho một xe cơ giới không thích nghi với nó, diesel sinh học sẽ phá huỷ các ống dẫn nhiên liệu và các vòng đệm bằng cao su. Nguyên nhân là do diesel sinh học có tính chất hoá học của một chất làm mềm,

chất cũng có trong các ống dẫn nhiên liệu và vòng đệm bằng cao su. Diesel sinh học sẽ thay thế các chất làm mềm trong các ống và vòng đệm này, vật liệu lúc đầu sẽ phồng lên, lúc này nếu dùng dầu diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ thì dầu diesel này sẽ rửa sạch diesel sinh học, không có chất làm mềm vật liệu sẽ cứng và bị thẩm thấu nước.

 Một vấn đề khác là việc nhiên liệu đi vào nhớt động cơ tại các động cơ diesel có bộ phun nhiên liệu trực tiếp. Vấn đề này thường xảy ra trong thời gian vận hành khi động cơ được vận hành có những thời gian chạy không tải lâu dài. Lượng nhiên liệu phun càng ít thì chất lượng phân tán của miệng phun càng giảm và vì thế có xu hướng hình thành những giọt nhiên liệu không cháy bám vào thành của xylanh nhiều hơn và sau đó là đi vào hệ thống tuần hoàn bôi trơn. Tại đây độ bền hóa học kém của RME là một nhược điểm: RME bị phân hủy dần trong hệ tuần hoàn bôi trơn vì nhiệt độ cao tại đây, dẫn đến các chất cặn thể rắn hay ở dạng keo. Vấn đề này và tính bôi trơn kém đi của nhớt động cơ khi có nồng độ nhiên liệu cao có thể dẫn đến việc động cơ bị hao mòn nhiều hơn, vì thế mà người ta khuyên là khi vận hành bằng PME nên rút ngắn thời kỳ thay nhớt.

 Một ưu điểm của PME có thể lại trở thành nhược điểm khi được sử dụng thực tế ở các loại xe cơ giới: dễ bị phân hủy bằng sinh học và đi cùng là không bền lâu. Oxi và nước tích tụ sẽ làm xấu đi các tính chất của PME sau một thời gian tồn trữ. Vì thế mà PME thường ít được khuyên dùng cho các xe ít được vận hành.

 Ngoài ra thì vì việc đốt cháy khác nhau nên các động cơ mới không được chứng nhận là thích nghi với PME có thể có vấn đề với các bộ phận điện tử của động cơ, những thiết bị mà đã được điều chỉnh để dùng với Diesel thông thường. Điều tốt và có lý nếu dùng Diesel thông thường này lại trở thành điều xấu khi dùng Diesel sinh học: nếu sử dụng Diesel sinh học thì việc tăng lượng nhiên liệu phun sẽ làm loãng nhớt động cơ. Nếu sử dụng thuần túy Diesel sinh học thì việc đốt các hạt muội than trong bộ lọc trở thành không cần thiết nữa. Vì thế trong tương lai sẽ có những thiết bị cảm biến nhiên liệu dùng để nhận biết chất lượng của nhiên liệu. Lượng và thời điểm phun nhiên liệu đều có thể được tối ưu hóa.

 Kinh nghiệm trong lĩnh vực xe chuyên chở cho thấy là việc sử dụng Diesel sinh học nhiều năm có thể dẫn đến hư hỏng bơm nhiên liệu, đặc biệt là ở những động cơ có bộ phận bơm – phun nhiên liệu trực tiếp. Xe này tuy đã được cho phép vận hành với Diesel sinh học nhưng nhà sản xuất bộ phận bơm phun (Bosch AG) thì lại không cho phép công khai dùng với RME. Người ta nói là vì phân tử RME có độ lớn khác với Diesel thông thường và các phân tử RME trong các kênh dẫn tinh vi không có khả năng bôi trơn đầy đủ ở áp suất cao và vì thế là nguyên nhân dẫn đến hao mòn nhanh hơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Tổng quan về thực nghiệm và một số tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ Diesel doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)