5. Kết cấu của đề tài
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người, mỗi người đảm nhiệm một số phần hành kế toán khác nhau trong chuỗi mắt xích công việc:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp - Kế toán giá thành
- Kế toán hàng tồn kho, tiền lương - Kế toán tiêu thụ, TSCĐ
- Kế toán thanh toán, công nợ
Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty; toàn bộ các nhân viên trong phòng chịu sự quản lý và kiểm tra của kế toán trưởng. Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, phân loại các chứng từ ban đầu, xử lý ghi vào sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành, hệ thống hóa số liệu, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ theo quý, năm để cung cấp thông tin kế toán cho các cổ đông, nhà lãnh đạo công ty từ đó đưa ra những định hướng cụ thể về kinh tế - tài chính cho công ty. Đồng thời, phòng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các bộ, ban ngành có liên quan, cơ quan thuế và các đối tác bên ngoài; thực hiện các quyết toán tài chính với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng
Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán giá thành Kế toán thanh toán, công nợ Kế toán tiêu thụ, TSCĐ Kế toán hàng tồn kho, tiền lương
Sinh viên: Phạm Thị Phương Thanh - Lớp QT1302K 47 Chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán:
*Kế toán trƣởng (kiêm kế toán tổng hợp):
- Là người đứng đầu bộ máy kế toán, phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt của phòng kế toán cũng như của công ty có liên quan đến công tác tài chính kế toán.
- Tổ chức, theo dõi và điều hành công tác kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước. Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng, trực tiếp kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ nhân viên trong phòng đồng thời hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán viên.
- Thu thập, xử lý, ghi chép về hạch toán kế toán tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, số liệu, do các bộ phận kế toán khác chuyển sang và lập báo cáo tài chính theo chế độ báo cáo của Nhà nước với các cơ quan quản lý.
*Kế toán giá thành:
- Kiểm tra, kiểm soát và tập hợp các khoản chi phí trong công ty; tính giá thành chi tiết từng sản phẩm.
- Định kỳ cung cấp báo cáo chi phí sản xuất cho kế toán trưởng và giám đốc; đồng thời phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm, từ đó có những đề xuất về biện pháp giảm giá thành và tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty.
*Kế toán hàng tồn kho, tiền lƣơng:
- Có trách nhiệm quản lý thống kê, theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho. Kiểm tra đối chiếu từng chủng loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao nguyên vật liệu. Cập nhật các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, phụ tùng, công cụ dụng cụ. Hàng tháng tiến hành ghi sổ các vật tư nhập vào và xuất ra,... Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp, tính ra giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các mục đích khác nhau và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Có nhiệm vụ tính tiền lương bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo quy định chung; đồng thời tính các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).
Sinh viên: Phạm Thị Phương Thanh - Lớp QT1302K 48
*Kế toán tiêu thụ, TSCĐ:
- Theo dõi và phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao theo quy định; phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Hạch toán quá trình bán hàng, lên doanh thu, theo dõi giá vốn, theo dõi công nợ của khách hàng và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng.
*Kế toán thanh toán, công nợ:
- Theo dõi biến động tăng giảm của tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu của đơn vị, trên cơ sở đó xác định mức tồn quỹ và lập kế hoạch cân đối thu chi hàng tháng, quý, năm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra, kiểm soát, lập các chứng từ thanh toán; theo dõi các khoản tạm ứng, công nợ phải thu phải trả khác; lập các hồ sơ vay vốn lưu động, đầu tư dài hạn ngắn hạn; theo dõi các khoản vay, lập kế hoạch trả nợ vay hàng tháng,…