7Áp dụng hiệu ứng

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng Dẫn Sử Dụng Audacity 1.3.4 docx (Trang 45 - 67)

S d ng Audacityử ụ

Các lệnh trên trình đơn Effect yêu cầu bạn phải tạo một vùng chọn trước khi thực thi lệnh. Đối với trình đơn Generate, âm thanh tạo ra sẽ nằm ở 1 dải mới nếu bạn không tạo vùng chọn. Do vậy nếu muốn âm thanh của mình nằm đúng chỗ, bạn phải tạo vùng chọn, để âm thanh sinh ra thế chỗ vùng chọn đó.

Đừng quên sử dụng nút Undo và Redo để nghe thử âm thanh trước và sau hiệu ứng xem có vừa ý không!

Nếu cuối tên lệnh trong trình đơn có dấu ba chấm (...) thì lệnh đó yêu cầu bạn phải thiết lập thêm các tham số cho nó trong hộp thoại hiện ra. Các hiệu ứng không có dấu ba chấm có thể được áp dụng ngay lập tức.

Ví dụ, hiệu ứng Fade In – tăng dần âm lượng từ 0 đến 100% - hay Fade Out – giảm âm lượng từ 100% về 0 - khá dễ hiểu và sử dụng. Chúng không cần thêm bất cứ thông tin gì, và được áp dụng ngay lập tức sau khi chọn.

Lấy một ví dụ về hiệu ứng cần thêm tham số khi thực hiện: hiệu ứng Amplify – khuếch đại. Khi bạn chọn lệnh

Effect => Amplify... hộp thoại

Amplify xuất hiện (xem hình).

Lúc này hiệu ứng vẫn chưa được áp dụng, và bạn phải nhấn OK để bắt đầu quá trình xử lý vùng chọn. Nếu đổi ý, bạn có thể nhấn nút Cancel. Nút Preview, cho phép bạn nghe thử 3 giây đầu tiên của vùng chọn sau khi đã áp dụng hiệu ứng. Bạn nên sử dụng nút

Preview để thiết lập hiệu ứng

theo ý mình. Trên đầu hộp thoại có một thanh trượt và một hộp văn bản chứa hệ số khuếch đại tính bằng decibel và biên độ đỉnh mới. Hai đại lượng này liên quan đến nhau – nếu bạn thay đổi một

đại lượng, đại lượng kia cũng thay đổi theo.

Hiệu ứng Amplify thay đổi âm lượng của vùng chọn mà không làm ảnh hưởng tới những vùng khác trong dự án. Bạn có thể dùng hiệu ứng này để làm một đoạn âm thanh to hơn, hoặc nhỏ bớt.

Sự thay đổi âm lượng được đo bằng decibel, với điểm tham chiếu là 0. Để tăng âm lượng, bạn tăng biên độ tín hiệu lên, ví dụ 6 dB hay 12 dB. Để giảm bớt âm lượng, bạn chọn giá trị âm, ví dụ như -6 dB.

Biên độ đỉnh là âm lượng tối đa trong vùng chọn, giá tri 0 tương ứng với đỉnh to nhất, và giá trị âm nhỏ hơn. Nếu bạn khuếch đại tín hiệu quá mức 0 dB, hiện tượng

Minh hoạ 73: Hộp thoại Amplify tùy chỉnh các tham số cho hiệu ứng Amplify...

S d ng Audacityử ụ

ghim tín hiệu sẽ xuất hiện (xem phần Digital Audio) làm méo tiếng. Thực tế hiệu ứng này không cho phép bạn khuếch đại tín hiệu tới mức xảy ra ghim đỉnh, trừ phi bạn đánh dấu hộp kiểm Allow Clipping trên hộp thoại.

Để bạn tiện làm việc, Audacity luôn chọn mức âm lượng lớn nhất mà bạn có thể áp dụng khi bạn mở hộp thoại Amplify. Vì vậy nếu bạn cần tăng âm lượng lên mức tối đa, bạn chỉ việc nhấn OK ngay khi hộp thoại hiện ra. Nếu bạn muốn âm lượng nhỏ hơn, hãy kéo con trượt sang bên trái, hoặc gõ giá trị mới vào hộp văn bản trong hộp thoại. Nhấn Preview để nghe thử.

Sau đây là thông tin tóm tắt về một số hiệu ứng trên Audacity.

Một số hiệu ứng có sẵn trên Audacity

• Effect => Amplify : Hiệu ứng này tăng hoặc giảm âm lượng của âm thanh được chọn.

• Effect => Audoduck... : Giảm âm lượng của một hay nhiều dải âm khi âm lượng của một dải đặc biệt đóng vai trò “điều khiển” đạt tới một mức nào đó. Hiệu ứng này thường dùng trong việc trộn nhạc nền cho một bài diễn văn: mỗi khi người phát biểu bắt đầu nói, âm lượng trên dải âm tương ứng tăng lên, điều khiển các dải âm chứa nhạc nền giảm âm lượng xuống khiến nhạc nền nhỏ đi. • Effect => BassBoost... : Đây là một bộ lọc làm tăng dải tần số thấp và giữ

nguyên các dải tần số cao. Hiệu ứng đạt kết quả tốt nhất khi mức khuếch đại tín hiệu thấp không quá lớn. Mức thông thường được áp dụng là 12 dB.

• Effect => Change Pitch... : Tăng độ cao của âm. Nếu khi thu âm, nhạc cụ của bạn lên dây không chuẩn khiến cho âm thanh thu được thấp hơn mong muốn, bạn có thể dùng hiệu ứng này để tăng độ cao của âm lên đúng với ý định ban đầu của mình.

• Effect => Change Speed : Thay đổi tốc độ của vùng chọn, đồng nghĩa với việc thay đổi độ cao cũng như nhịp điệu của bài hát (nếu bạn đã từng nghe tiếng băng cassette lúc vừa bấm nút phát, vừa bấm nút tua, chắc bạn có thể hình dung ra được hiệu ứng này...).

• Effect => Change Tempo : Tăng nhịp điệu của bài hát, giữ nguyên độ cao của âm thanh.

• Effect => Click Removal... : xóa các âm thanh lách cách rời rạc trên dải âm thanh (hay gặp khi đầu từ chạm vào bề mặt đĩa hát, băng từ...) mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác. Công cụ này tìm tất cả các gai1 nhọn trên dạng sóng âm vì chúng thường tạo ra tiếng lách cách, rồi dùng phép nội suy để tạo ra dạng sóng âm khi bỏ cái “gai” đó đi.

• Effect => Compressor... : Nén phạm vi động của âm thanh. Hiệu ứng này tăng âm lượng của các âm thanh nhỏ và giảm âm lượng của các âm thanh lớn. Tác dụng của nó giống như bộ Nén âm (Compressor) trong thu âm, khi ca sĩ hát ở 1 Các điểm rời rạc, ngắn, và có dạng nhọn trên phổ tần số

S d ng Audacityử ụ

gần microphone thì âm thanh thu được sẽ lớn hơn là khi ở xa, nên người ta đưa tín hiệu thu được qua bộ Nén âm để cân bằng lại.

• Effect => Echo... : Tạo tiếng dội bằng cách lặp lại nhiều lần vùng âm thanh được chọn, mỗi lần lại giảm biên độ đi một mức. Trước khi áp dụng hiệu ứng này, bạn nên dùng nút Silence để chèn khoảng lặng vào phía sau vùng chọn, để người nghe có thể nghe rõ tiếng dội. Trước khi áp dụng hiệu ứng, bạn cần cung cấp 2 tham số là thời gian trễ tính bằng giây của mỗi lần lặp và hệ số suy hao từ 0 – bạn không thể nghe thấy tiếng dội được tạo ra – đến 1 – tiếng dội bằng với âm thanh gốc. Hiệu ứng này rất đơn giản. Nếu bạn muốn tạo tiếng dội từ phòng thu, hay tại nhà hát, hoặc một môi trường tự nhiên nào khác, hãy dùng hiệu ứng vang kiểu Gverb trong lớp hiệu ứng LADSPA.

• Effect => Equalization... : điều chỉnh mức âm lượng của một tần số được chọn. • Effect => Fade In : tăng dần âm lượng của vùng chọn xuống theo thời gian.

Âm lượng sẽ được giảm theo kiểu tuyến tính từ 0% (ở đầu) xuống 100% (ở cuối vùng chọn). Hiệu ứng này thường được dùng để mở đầu bài hát.

• Effect => Fade Out : giảm dần âm lượng vùng chọn, ngược lại với Fade In. Hiệu ứng này thường được dùng để kết thúc bài hát.

• Effect => Invert : Đảo dấu cho mẫu tín hiệu. Mặc dù tai người sẽ không phân biệt được sự thay đổi trong tính chất của âm thanh, nhưng bạn có thể dùng nó để thực hiện phép trừ kênh trái cho kênh phải. Một ứng dụng của hiệu ứng là để lọc giọng hát khỏi một bài hát. Khi thu âm trong studio, phần âm thanh của ca sĩ thường được đặt cân bằng ở chính giữa, trong khi các nhạc cụ khác thì đặt ở bên trái hoặc bên phải. Vì vậy, khi lấy kênh phải trừ kênh trái của bài hát, ta sẽ loại bỏ được giọng hát của ca sĩ, nhưng vẫn giữ nguyên được âm thanh của các nhạc cụ. Trên Audacity, bạn tách một dải stereo thành 2 dải mono ứng với 2 kênh trái phải, đảo ngược 1 dải rồi kết hợp chúng lại để tái tạo dải stereo cũ. Lúc này, phần giọng hát có thể bị loại bỏ. Lưu ý là phương pháp này chỉ có tác dụng với một số bài hát được thu âm tại studio, khi giọng hát được đặt ở giữa còn các nhạc cụ được đặt ở 1 trong 2 loa.

• Effect => Noise Removal... : Lọc tín hiệu nhiễu cho vùng chọn. Trước hết, bạn chọn một đoạn âm thanh nhỏ chỉ chứa tín hiệu nhiễu mà không có nhạc trong đó. Sau đó chọn Effect => Noise Removal... và bấm nút Get Noise Profile. Tiếp đến chọn toàn bộ vùng âm thanh cần xử lý, chọn tiếp Effect => Noise Re- moval... nhưng lần này chỉnh các thanh trượt và bấm nút OK. Dùng Undo,

Redo để thử nhiều lần cho tới khi vừa ý. Hiệu ứng này tương đối phức tạp, xin

bạn xem thêm phần Lọc nhiễu.

• Effect => Normalize... : Chuẩn hoá toàn bộ dải. Hiệu ứng này loại bỏ phần tín hiệu một chiều đồng thời khuếch đại tín hiệu. Dạng sóng âm sẽ được căn giữa mức âm lượng nhỏ nhất và to nhất sau khi xóa bỏ thành phần 1 chiều.

• Effect => Phaser... : Dịch pha sóng âm trong vùng chọn. Hiệu ứng này kết hợp các tín hiệu được dịch pha với tín hiệu gốc. Chuyển động dịch pha của tín hiệu được điều khiển bởi một bộ dao động tần thấp (Low Frequency Oscillator – LFO).

S d ng Audacityử ụ

• Effect => Repair : Sửa lỗi âm thanh. Hiệu ứng này loại bỏ tiếng lách cách, lụp bụp và một số lỗi khác có chiều dài nhỏ hơn 128 mẫu tín hiệu.

• Effect => Reverse : Đảo chiều đoạn âm thanh được chọn. Phần đầu sẽ được phát sau cùng, và phần cuối sẽ được phát trước. Đôi khi người ta dùng hiệu ứng này để đảo chiều một đoạn âm thanh khiến cho người nghe không nhận ra ngôn từ ghi trong đó, trong khi người khác có thể nhận ra bằng tiềm thức. Bạn cũng có thể tạo ra những âm thanh thú vị bằng cách ghi lại các âm thanh bình thường rồi đảo chiều của chúng.

• Effect => Truncate Silence... : tự động tìm và xóa bỏ các đoạn im lặng trong vùng chọn.

• Effect => Wah wah... : Tạo tiếng oa oa giống như những đoạn solo rock trong thập niên 70. Hiệu ứng này dùng một bộ lọc thông dải để biến đổi âm thanh. Một bộ dao động tần thấp (LFO) được dùng để điều khiển bộ lọc di chuyển trên miền tần số. Pha tín hiệu kênh trái và kênh phải được tự động điều chỉnh khi áp dụng hiệu ứng lên một vùng âm thanh stereo, khiến cho âm thanh trả về nghe như được phát ra từ một nguồn âm di chuyển giữa 2 loa.

Hiệu ứng từ trình bổ sung LADSPA - GVerb

Ngoài các hiệu ứng tích hợp sẵn, Audacity còn hỗ trợ thêm các hiệu ứng tự dự án

LADSPA (Linux Audio Developer's Simple Plugins API). Trên Ubuntu, bạn có thể cài đặt thêm gói ladspa-plugins để thêm các hiệu ứng vào trong Audacity. Gói

ubuntustudio-audio-plugins cũng cung cấp các trình bổ sung LADSPA.

Các hiệu ứng thuộc lớp này rất đa dạng và phong phú. Dưới đây tôi chỉ xin nêu ra một hiệu ứng được nhiều người biết tới và sử dụng: Gverb

Gverb là một hiệu ứng tạo âm vang1. Khi được áp dụng, Gverb biến âm thanh gốc của bạn thành âm thanh được thu tại studio, sân khấu, sân vận động, hoặc thậm chí cả trong nhà tắm...

Để đạt được chất lượng tốt nhất, bạn không nên áp dụng trực tiếp Gverb lên vùng chọn giống như cách làm thông thường. Thay vì đó, hãy dùng lệnh Edit => Duplicate để nhân đôi phần âm thanh cần tạo tiếng vang, rồi áp dụng hiệu ứng lên đó, sau đó dùng các thiết lập âm lượng cho dải để trộn dải chứa âm thanh nguyên bản và dải chứa âm thanh đã tạo tiếng vang vào với nhau một cách hài hòa. Đây là cách mà các chuyên gia hay sử dụng ở phòng thu: đem tín hiệu nguyên bản qua một bộ tạo tiếng vang, rồi đưa ngược trở về đầu vào bàn trộn.

Nếu bạn thấy cách làm này quá phức tạp, bạn có thể xem các bảng thiết lập bên dưới. Đây là những thiết lập rất hữu ích để bạn áp dụng Gverb theo cách thông

S d ng Audacityử ụ

thường: chọn phần âm thanh cần tạo tiếng vang và chọn hiệu ứng, thiết lập rồi nhấn

OK - nếu bạn chỉ muốn có được âm vang chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn âm thanh tạo ra thực sự hoàn hảo, xin hãy xem tiếp. Trong xử lý âm thanh, rất khó khăn và tốn thời gian để có thể chọn ra các thiết lập ưng ý cho một nhạc cụ, hoặc một đoạn âm thanh trong dự án. Để có âm thanh như ý, bạn nên áp dụng cách thức làm việc của dân chuyên nghiệp: trộn âm thanh gốc vào âm thanh vang mới tạo ra. Hãy giữ lại phần âm thanh gốc – phần âm thanh cho tín hiệu “khô” - và chỉ điều chỉnh độ hòa trộn cho nó với tín hiệu vang – phần âm thanh “ướt” - thông qua các thanh Gain và Pan của dải. Nếu không hoàn toàn hài lòng với phần âm thanh “ướt”, bạn có thể áp dụng thêm các hiệu ứng như nén, giãn, cân bằng tần số, chặn tần số... trong khi vẫn giữ nguyên tín hiệu “khô” nguyên bản. Bạn cũng có thể dùng công cụ Envelope để tinh chỉnh mức độ trộn tín hiệu theo thời gian.

Trong hộp thoại Gverb có các tham số sau:

Roomsize: Kích thước phòng thu. Tham số này điều khiển tính chất chung của

toàn hiệu ứng. Có thể hiểu chung chung rằng tham số này quyết định cách giả lập các sóng âm phản xạ sớm trộn với âm thanh cuối.

Reverb time: Thời gian kéo dài của âm vang. Tham số này ảnh hưởng tới phần

cuối của âm vang được giả lập. Nếu đặt tham số này rất nhỏ, các âm vang được giả lập sẽ rất ngắn.

Damping: Tham số này quyết định “độ ẩm” - sự tắt dần của âm vang – liên quan

tới thời gian các sóng âm phản xạ vọng lại và sự suy hao của phần cuối của âm vang. Giá trị này càng cao, âm vang nghe càng loãng hơn.

Input Bandwidth: Điều khiển tông của âm vọng lại. Nếu đặt tham số này nhỏ,

âm vọng về nghe sẽ đục hơn, do các tần số cao bị chặn lại khi dải thông bị thu hẹp.

Dry signal level: Mức tín hiệu “khô” quyết định tỉ lệ âm thanh nguyên bản được

giữ lại trong âm thanh vọng lại. Đặt giá trị này ở mức thấp nhất sẽ biến đổi hoàn toàn âm thanh vọng lại. Do đó, khi muốn dùng phương pháp xử lý tiếng vang chuyên nghiệp ở trên, bạn nên đặt tham số này xuống mức thấp nhất để biến đổi hoàn toàn dải chứa tiếng vang.

Early reflection level: Mức tín hiệu phản hồi sớm. Hiệu ứng tạo tiếng vang có

thể giả lập nhiều tiếng vọng đơn lẻ rồi trộn chúng lại với nhau theo tỉ lệ nhất định. Tham số này quyết định tỉ lệ âm thanh vọng lại nhiều lần được giả lập.

Tail level: Mức âm lượng đuôi của tiếng vang. Đây là tham số điều khiển độ đặc

hay loãng của tiếng vọng được giả lập.

Để tạo ra một tiếng vang thông thường, người ta đặt mức tín hiệu phản hồi sớm

Early reflection level cao hơn khoảng 10 đến 20 dB so với mức âm lượng đuôi Tail level. Khi bạn giảm độ chênh lệch này xuống, bạn có thể giả lập được âm thanh tạo ra

S d ng Audacityử ụ

Khi trộn dải âm nguyên bản với dải đã áp dụng Gverb, hãy giảm mức âm lượng của dải nguyên bản đi 1 đến 2 dB, vì phần tiếng vang thêm vào có thể làm tín hiệu trộn vượt quá giới hạn động, gây nên hiện tượng ghim đỉnh.

Hãy thử áp dụng hiệu ứng Gverb 2 lần hơi khác nhau cho dải kênh trái và kênh phải rồi trộn 2 dải lại để tạo ra âm thanh stereo phong phú hơn.

Để xác định mức âm lượng cuối cùng của âm thanh vang vọng thu được, hãy dùng loa thay vì tai nghe, vì khi nghe bằng tai nghe có thể âm thanh sẽ loãng hơn và thiếu trung thực hơn, nên nếu bạn căn cứ vào đó, rất có thể bạn sẽ thêm quá nhiều âm vang vào trong âm thanh trộn được.

Dưới đây là các thiết lập để bạn áp dụng luôn lên vùng chọn, nếu bạn không thích

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng Dẫn Sử Dụng Audacity 1.3.4 docx (Trang 45 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)