Một số chỉ tiêu sử dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài ''''''''Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí " pptx (Trang 51)

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Thực trạng về thu xếp vốn tại công ty

1.1. một số chỉ tiêu sử dụng

Doanh thu thuần Doanh thu thu  vòng quay vốn lưu động =

TSLĐbình quân

(chỉ số này càng lớn càng tốt)

Các khoản vốn phải thu

Chu kỳ thu hồi vốn trung bình = tiền bán hàng trung bình một ngày

( Chỉ số này càng nhỏ càng tốt)

Lợi nhuận sau thuế

Tỉ suất sinh lời của vốn = V vốn chủ sở hữu bình quân

(Chỉ số này càng cao càng tốt)

Lợi nhuận ròng Tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư =

Tổng vốn đầu tư

(tỉ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao và ngược lại)

Doanh thu kỳ hiện tại

Doanh thu kỳ trước

(Được tính theo %)

Lợi nhuận kỳ hiện tại

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận=

Lợi nhuận kỳ trước

(Được tính theo %)

GTCL của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra

Hệ số hao mòn TSCĐ =

VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

(Tỉ suất này cho biết 1 đồng vốn cố định mang lại mấy đồng doanh thu)

VLĐ đầu tháng +VLĐ cuối tháng VLĐ bq Tháng= 2 Tổng số VLĐ sử dụng bình quân 3 tháng VLĐ bq quý = 3 Tổng số VLĐ sử dụng bình quân 4 quý VLĐ bq năm = 4

Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển VLĐ trong năm.Nếu số vòng quay

-Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:

Nợ phải trả

Hệ số nợ =

Tổng tài sản

Tổng nợ của doanh nghiệp bao gồm: nợ người bán,người mua phải trả tiền trước,nợ công nhân ,nợ ngân sách nhà nước…

Tổng tài sản bao gồm:TSLĐ và TSCĐ của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay

Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào

để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp được lãi vay hay không.

1.1.1. Vốn huy động

PVFC cũng tiến hành huy động vốn bằng việc tiếp nhận tiền gửi có kì hạn 1 năm trở lên của TCT Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, các tổ

chức tổ chức cá nhân để sử dụng cho vay kinh doanh dịch vụ, đáp ứng nhu

cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn của các đơn vị thành viên trongTCT. Tuy nhiên do là một loại hình tổ chức mới ở Việt Nam và mới đi vào hoạt động nên chưa tạo được uy tín, nhiều khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào

PVFC. Lượng vốn huy động từ hình thức này còn khá khiêm tốn mặc dù đã

tăng qua các năm nhưng còn chậm.

Năm 2001: Huy động là 66,2 tỷ VNĐ đa phần là của TCT và các đơn vị

Năm 2002: Huy động là 71,8 tỷVNĐ tăng hơn 10% so với năm 2001 nhưng khách hàng phần lớn chỉ là một số đơn vị trong ngành kinh tế-kỹ thuật chưa mở rộng các cá nhân, tổ chức ngoài ngành.

Năm 2003 : Huy động là 110,3 tỷ VNĐ tăng 48% so với năm 2001 và 35% so với năm 2002, đã có một số khách hàng là cá nhân, đơn vị tổ chức

kinh doanh ngoài ngành.

Hình thức huy động vốn bằng việc nhận tiền bên gửi là hình thức có chi

phí vốn thường là thấp hơn so với các hình thức khác. Vì vậy công ty nên

đẩy mạnh hoạt động này bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Vốn huy động từ việc vay các ngân hàng các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước

PVFC không chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ mà còn đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn cho TCT và các đơn

vị thành viên, vì vậy mà nguồn vốn huy động từ việc nhận tiền gửi còn hạn

chế, chưa đáp ứng đủ,theo yêu cầu của quá trình phát triển của công ty. Năm 2001: số dư huy động đến cuối năm 89,2 tỷ VNĐ

Năm 2002: số dư huy động đến cuối năm 185,3 tỷ VNĐ Năm 2003 số dư huy động đến cuối năm 159,2 tỷ VNĐ

Huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

Hình thức này có ưu điểm là có thể thu hút được một lượng vốn lớn cần

thiết, chi phí kinh doanh chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng.

Tuy nhiên nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để

tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận. Huy động vốn từ công tác tiết kiệm

Công ty đã nhận tiền gửi tiết kiệm từ các quỹ tiết kiệm theo các năm như sau:

Năm 2001: huy động được 8 tỷ VNĐ Năm 2002: huy động được 10 tỷ VNĐ

Bảng 4:Tình hình huy động vốn 2001-2003 Đơn vị: tỷ VNĐ 2001 2002 2003 TT Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) 1 Vốn chủ sở hữu 105 - 109 - 115 -

2 Vốn huy động của công

ty 255,7 100 1120 100 2000 100 2.1 Trái phiếu _ 0 - 0 300 15 2.2 Vốn tài trợ uỷ thác 92,3 36,1 852,9 76,2 1426,5 71,3 2.3 Tiết kiệm dầu khí 8 3,1 10 0,9 13 0,7 2.4 Tiền gửi của khách hàng 66,2 25,9 71,8 6,4 110,3 5,5 2.5 Vốn của các tổ chức tín dụng 89,2 34,9 185,3 16,5 150,2 7,5 3 Tỉ lệ giữa vốn huy động/ vốn chủ sở hưu(lần) 2,4 - 10.2 - 17,3 -

( Báo cáo tình hình huy động vốn trong công ty từ năm 2001-2003)

1.1.2 Vốn uỷ thác đầu tư quản lý

PVFC có chức năng thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư của TCT

và của các đơn vị thành viên. Nhưng do mức vốn điều lệ nhỏ bé, quy mô vốn

và tài sản không lớn thì việc tiếp nhận vốn uỷ thác là rất cần thiết đáp ứng

nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của ngành dầu khí. PVFC trở thành trung gian cầu nối đưa nguồn vốn dư thừa từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị tổ chức khác đến các dự án của TCT và các đơn vị thành viên giảm thiểu chi phí, công sức và bộ máy cho các ngân hàng.

Năm 2002: vốn uỷ thác là 852,9 tỷ VNĐ tăng 92,4% so với năm 2001.

Năm 2003: vốn uỷ thác là 1426,5 tỷ VNĐ tăng 1545% so với năm 2001và 167% năm 2002.

Như vậy ta thấy hoạt động tiếp nhận vốn uỷ thác của PVFC phát triển

rất mạnh. Tuy nhiên PVFC mới chỉ thực hiện tiếp nhận vốn từ các ngân

hàng, công ty cần mở rộng hoạt động tiếp nhận vốn uỷ thác từ các đơn vị tổ

chức trong và ngoài ngành để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ đáp ứng

nhu cầu phát triển của ngành dầu khí.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn của PVFC phát triển nhanh và cơ

cấu thay đổi theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên PVFC cần đa dạng hoá các hình thức huy động hơn nữa đẩy mạnh hoạt động hoạt huy động vốn từ tiếp nhận tiền

gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá và tiết kiệm dầu khí.

1.2 Hoạt động đầu tư

Công ty đã thúc đẩy hoạt động đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận bằng cách đa dạng các hình thức đầu tư,nhưng chủ yếu vẫn la các dự án đầu tư của

Tổng công ty.

-Năm 2001:

Năm 2001 PVFC đã triển khai mua lại công trái từ các đơn vị trong

ngành với tổng mệnh giá 31,2 tỉ VNĐ và mua trái phiếu chính phủ 1,1 tỉ VNĐ.

Như vậy tổng mức đầu tư năm 2001 là 34,3 tỉ VNĐ.

-Năm 2002:

Đầu tư cho dự án LPG Bát Tràng 10 tỉ VNĐ.

Đầu tư tài chính mua công trái trong ngành 5 tỉ VNĐ, trái phiếu chính

phủ 2 tỉ VNĐ.

-Năm 2003:

Đầu tư dự án với tổng số vốn 23,7 tỉ VNĐ.

Đầu tư tài chính mua cổ phần công ty Sông Hồng 0,6 tỉ VNĐ, mua trái

phiếu chính phủ 3 tỉ VNĐ.

Tổng mức đầu tư năm 2003 là 27,3 tỉ VNĐ

Bảng 5: Hoạt động đầu tư của PVFC giai đoạn 2001-2003

Đơn vị: tỷ VNĐ

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1 Đầu tư hàng năm 34,3 17 27,3

2 Đầu tư dự án 2 10 23,7

3 Đầu tư tài chính 32,3 7 3,6

3.1 Trái phiếu chính phủ 1,1 2 3 3.2 Công trái trong ngành 31,2 5 - 3.3 Mua cổ phần của doanh nghiệp - - 0,6

( Lấy từ báo cáo hoạt động đầu tư trong công ty)

1.3 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động chủ yếu và quan trọng

của PVFC đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Tổng công

ty. Hoạt động này luôn mang lại doanh thu lớn và an toàn cho công ty chiếm

khoảng 40-60%. Số cho vay năm 2001 là 170,9 tỷ VNĐ, năm 2002 là 930 tỷ VNĐ bằng 544% so với năm 2001, năm 2003 là 1600 tỷ VNĐ bằng 172% so

với năm 2002.

 Đối với cho vay ngắn hạn.

Công ty dã thu xếp vốn để cho các tổ chức,cá nhân vay với số liệu qua các năm như sau.

Năm 2001: Cho vay ngắn hạn 62,5 tỉ VNĐ. Năm 2002: Cho vay ngắn hạn 57,8 tỉ VNĐ.

Năm 2003: Cho vay ngắn hạn 94,7 tỉ VNĐ.

 Đối với cho vay trung và dài hạn .

Công ty dã thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của công ty và Tông công ty.Tuy nhiên hoạt động cho vay trung và dài hạn nhìn chung còn hạn chế vì các công trình trong ngành triển khai chậm, tuy đã được thu xếp vốn nhưng chưa giải ngân do đó hầu hết các các khoản vay là ngắn hạn dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Năm 2001: Cho vay trung và dài hạn là 16,11 tỉ VNĐ Năm 2002: Cho vay trung và dài hạn là 19,3 tỉ VNĐ Năm 2003: Cho vay trung và dài hạn là 78,8 tỉ VNĐ

Hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC còn hạn chế cũng một

phần là do theo quy định về an toàn cho vay 1 khách hàng <10% vốn tự có

(nếu Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên <15%) cho vay một dự án <20%

vốn tự có (nếu tổng công ty bảo lãnh<30%) như vậy doanh số trung và dài hạn đối với một dự án chỉ khoảng từ 20-30 tỷ VNĐ. Trong khi các dự án

trong ngành dầu khí thường là các dự án lớn nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy PVFC không đáp ứng được. Để khắc phục tình trạng này PVFC đã dùng vốn

tự có để tham gia cho vay đồng tài trợ với ngân hàng khác.  Đối với cho vay uỷ thác.

PVFC cũng phát triển rất mạnh hình thức tiếp nhận uỷ thác vốn từ các ngân hàng để cho vay các dự án dầu khí, tạo một kênh quan trọng đưa vốn từ

các ngân hàng tới các dự án có hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu phát triển của

ngành dầu khí. Hoạt động tiếp nhận và cho vay uỷ thác phát triển rất nhanh.

Năm 2001: Cho vay uỷ thác 92,29 tỉ VNĐ.

Năm 2002: Cho vay uỷ thác 852,9 tỉ VNĐ bằng 924% so với năm

Năm 2003: Cho vay uỷ thác 1426,5 tỉ VNĐ bắng 1545%so với năm

Bảng 6:Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của PVFC

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1 Dư nợ cho vay trực tiếp/ tổng tài sản có 21,38 6,27 8,2 1.1 Vay ngắn hạn/ tổng dư nợ 79,5 74,97 54,58 1.2 Trung và dài hạn/tổng dư nợ 20,5 25,03 45,42

2 Nợ quá hạn/tổng dư nợ - - -

3 Cho vay bằng vốn uỷ thác/tổng tài sản có 25,63 69,4 67,44 4 Đầu tư/tổng tài sản có 9,53 1,38 1,29 4.1 Đầu tư dự án/tổng đầu tư 5,83 58,82 86,81 4.2 Đầu tư tài chính/tổng đầu tư 94,17 41,18 13,19

5 Lợi nhuận (tỷ VNĐ) 2,0 5,3 6,5

(Lấy số liệu từ báo cáo tổng kết quá trình sử dụng vốn kinh doanh trong

công ty qua các năm 2001-2003)

Qua bảng trên ta thấy trong hoạt động sử dụng vốn của PVFC thì:

Hoạt động cho vay trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có và Qua bảng trên ta thấy trong hoạt động sử dụng vốn của PVFC thì:

Có xu hướng giảm. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho

vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều, nhưng có xu hướng tăng

dần, không để tình trạng nợ quá hạn, đây là điều tốt. Tuy nhiên cần đẩy mạnh

hoạt động cho vay trực tiếp hơn nữa đáp ứng nhu cầu vay của các đơn vị

trong TCT cũng như các tổ chức kinh tế và cá nhân khác.

-Hoạt động cho vay bằng vốn uỷ thác chiến tỷ trọng cao trong tổng tài sản có và có xu hướng tăng dần đây là điều tốt cần duy trì.

-Hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có và có xu

hướng giảm. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư hơn nữa vào các dự án

của TCT các đơn vị thành viên, đầu tư tài chính. Công ty đã có sự linh hoạt

Bên cạnh các hoạt động trên PVFC còn tiến hành các hoạt động cung

cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ, hoạt động điều hành ngân quỹ đem lại doanh thu đáng kể cho công ty.

Kết quả kinh doanh, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng nhanh: năm

2001 là 2,0 tỷ VNĐ, năm 2002 là 5,3 tỷ VNĐ bằng 262% so với năm 2001, năm 2003 là 6,5 tỷ VNĐ bằng 322% so với năm 2001

Bảng 7:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2003

Đơn vị: Tỷ VNĐ 2001 2002 2003 TT Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ trọng(%) Thực hiện Tỷ trọng(%) Thực hiện Tỷ trọng(%) 1 Doanh thu 16,8 100 64 100 133 100 2 Từ hoạt động tín dụng 9,85 59 44,1 70 98,7 74 3 Từ thu xếp vốn 0,45 6 0,9 14 0,6 0,5 4 Từ đầu tư 0,36 2 7 11 8,6 6,5 5 Từ dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ 4,0 23 5,5 8,6 9,2 7 6 Từ tài chính uỷ thác 2,14 13 6,5 10 15,9 12 7 Lợi nhuận 2,02 - 5,1 - 6,5 -

( Lấy từ báo cáo tài chính trong công ty qua các năm 2001-2002-2003)

Qua bảng trên ta thấy:Lợi nhuận năm 2001 là 2,02 Tỷ VNĐ,lợi nhuận năm

2002 là 5,1 Tỷ VNĐ tăng 254,47% so với năm 2001,Lợi nhuận năm 2003 là: 6,5 Tỷ5 VNĐ tăng 321,782% so với năm 2001 và tăng 127,24% so với năm

2002

Bảng 8:Tình hình thực hiện các sản phẩm dịch vụ giai đoạn2001-2003 Đơn vị: Tỷ VNĐ 2001 2002 2003 TT Tên dịch vụ Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 1 Tổng vốn thu xếp 1990 100 1800 100 1180 100 1.1 Trong đó trong ngành 1990 100 1800 100 1180 100 2 Huy động vốn 256 100 1122 100 2410 100 2.1 Trong đó trong ngành 93,6 37 294,6 26 1107 46 2.1.1 Từ cá nhân 8,2 3 22,3 2 37,7 1,5 2.1.2 Từ nguồn uỷ thác QLV 20 8 136,7 12 334 14 2.1.3 Từ trái phiếu dầu khí 20 8 136,7 12 300 12,5 2.1.4 Từ thấu chi TKTT 45 18 50 4,5 65 2,7 2.1.5 Từ các nguồn khác 20,4 8 85,6 8 370 15

3 Tín dụng 171 100 931 100 1750 100

3.1 Trong đó trong ngành 110 64 622,5 67 675 37,5 3.1.1 Cho vay CBCNV 110 64 4,7 0,5 9 0,5 3.1.2 Cho vay các đơn vị

thành viên 110 64 618 66,5 648 37 4 Bảo lảnh 30,8 100 60 100 65 100 4.1 Trong đó trong ngành 25 81 35 58 40 62 5 Dịch vụ tư vấn TCTT 0,5 100 0,45 100 0,2 100 5.1 Trong đó trong ngành 0,3 60 0,3 67 0,1 50 6 Hoạt động đầu tư 37,7 60 38,3 67 114,4 100 6.1 Đầu tư dự án và cổ phần 37,7 - 38,3 - 24,4 -

6.2 Đầu tư tài chính 37,7 - 38,3 - 90 -

(Lấy từ tài liệu tổng kết tình hình thực hiện các sản phẩm dịch vụ qua các năm 2001-2003)

2. Đánh giá tình hình thu xếp và sử dụng vốn tại PVFC

2.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được.

Công ty mới được thành lập hoàn toàn mới, do vậy mà không tránh khỏi

những khó khăn trong quá trình hoạt động của mình, những khó khăn đó là:

môi trường pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, cơ chế chính sách quản lý điều hành còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, do bước vào lĩnh vực kinh doanh mới thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa tạo được

niềm tin cho khách hàng,vốn điều lệ tuy là lớn nhất trong các công ty tài chính

nhưng còn rất nhỏ bé so với các tổ chức tín dụng khác.Tuy nhiên, vượt lên mọi

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài ''''''''Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí " pptx (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)