YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI THUỐC TIÊM

Một phần của tài liệu Báo cáo Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 5 docx (Trang 25 - 27)

Thuốc tiêm là một trong các dạng bào chế vô khuẩn có yêu cầu chất lượng cao. Để đảm bảo chất lượng toàn diện của một chế phẩm thuốc tiêm, ngoài việc phải kiểm soát chặt chẽ tất cả các công đoạn trong quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm, chế phẩm thuốc tiêm còn phải đạt được các yêu cầu kiểm tra chất lượng sau đây và phải duy trì được chất lượng đó cho tới khi thuốc được sử dụng.

4.1 Chỉ tiêu cảm quan

- Không màu hoặc có màu của dược chất

- Thuốc tiêm là nhũ tương không được có biểu hiện của sự tách lớp

- Thuốc tiêm là hỗn dịch có thể thấy sự lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và phải giữ được sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc vào bơm tiêm.

- Thuốc tiêm bột đóng lọ phải khô và nhanh chóng chuyển thành dung dịch trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho dung môi vào lắc nhẹ.

- Thuốc tiêm dung dịch (bao gồm cả dung dịch được pha từ thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn) phải đạt độ trong cho phép, đặc biệt đối với thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền

4.2 Định tính, định lượng

Định tính và định lượng hàm lượng dược chất trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận thuốc tiêm cụ thể.

4.3 Th tích và khi lượng

- Sai số thể tích (áp dụng đối với thuốc tiêm là các dịch lỏng): Thuốc tiêm thường được đóng với thể tích lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn để có thể lấy được đúng thể tích thuốc cần tiêm. Thể tích thuốc phải đạt 100-115% thể tích ghi trên nhãn thuốc đối với thuốc đóng ống dưới 5ml và 100-110% đối với thuốc tiêm đóng ống trên 5ml.

- Độđồng đều khối lượng (áp dụng đối với thuốc tiêm bột): phải đạt yêu cầu về thử độđồng đều khối lượng.

4.4. pH

Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận. Xác định bằng máy đo pH.

4.5. Độ vô khun

Thuốc tiêm phải vô khuẩn, nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Để kiểm tra độ vô khuẩn của thuốc tiêm, dùng phương pháp nuôi cấy mẫu thuốc tiêm trong các môi trường nuôi cấy thích hợp. Có 2 phương pháp thử là phương pháp màng lọc và phương pháp cấy trực tiếp.

4.6. Cht gây st (Pyrogen)

Thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm TM với liều trên 15ml, thuốc tiêm trực tiếp vào dịch não tuỷ, vào mắt, vào túi bao khớp phải không được có chất gây sốt. Nếu có chất gây sốt thì lô thuốc đó phải huỷ bỏ

Chất gây sốt (chí nhiệt tố) là sản phẩm chuyển hoá do các vi cơ thể như VK, nấm mốc, nấm men, VR sinh ra trong quá trình sống của chúng, hoặc xác chết của

chúng gây phản ứng sốt khi tiêm. Chất gây sốt do các VK gram (-) sinh ra có tác động mạnh nhất

Một phần của tài liệu Báo cáo Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 5 docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)