2.5.Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu CPH doanh nghiệp nhà nước ở VN - Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

2.5.Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần hoá.

hoá.

- Trước hết doanh nghiệp cổ phần hoá cần xác định đúng mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần hoá về mọi mặt cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Để thực hiện điều này cần:

- Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần có chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý công ty cổ phần cho tất cả cán bộ quản lý doanh nghiệp nằm trong diện cổ phần hoá, nâng cao vai trò quản lý của đội đồng quản trị, tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên hội đồng quản trị

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công ty cổ phần cho tất cả cán bộ quản lý các doanh nghiệpđã cổ phần hoá. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước. đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. thực tiễn cho thấy rằng sự hụt hẫng về kiến thức cũng như kỹ năng quản lý công ty cổ phần của cán bộ quản lý doanhnghiếp sau cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả và không ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiếp sau cổ phần hoá.

- Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp về quyền cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty nhằm làm cho các cổ đông, nhất là cổ đông người lao động nắm được các quy định pháp lý tránh tình trạng tranh chấp phức tạp trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch vị trí” của người lao động và cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp sau khi chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu CPH doanh nghiệp nhà nước ở VN - Thực trạng và giải pháp (Trang 34)