Đặc điểm chung của Công ty giầy Thuỵ Khuê

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê” pdf (Trang 27 - 29)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty giầy Thụy khuê là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở Công nghiệp Hà nội, được thành lập từ tháng 04 năm 1989 theo quyết định số 23 QĐUB ký ngày 07 tháng 01 năm 1989 của UBND thành phố Hà nội. Với chức năng sản xuất kinh doanh các loại giầy dép và các mặt hàng khác được chế phẩm từ da và cao su.

Giai đoạn 1956- 1978 là xưởng sản xuất quân trang của Tổng cục Hậu cần quân đội, được thành lập với tên gọi Xí nghiệp Giầy vải Hà nội trực thuộc Cục công nghiệp Hà nội.

Do yêu cầu sắp xếp tổ chức lại sản xuất với mục đích cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao công suất, Xí nghiệp giầy vải Hà nội đã hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. Song sự hợp nhất này đem lại kết quả không cao do vậy ngày 01/01/1989 Xí nghiệp giày vải Hà nội được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định số 93/QĐUB tách ra thành một xí nghiệp độc lập mang tên Xí nghiệp giày vải Thụy Khuê với ký hiệu giao dịch JTK. Ban đầu được thành lập Xí nghiệp chỉ có 458 CBCNV và hai phân xưởng sản xuất. Số nhà xưởng hầu hết là nhà cấp 4 cũ nát, trang thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu, sản

xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Sản lượng mỗi năm chỉ đạt trên dưới 400.000 đôi sản phẩm.

Tháng 8 năm 1993 để phù hợp với tình hình mới trong việc phát triển nền kinh tế thủ đô, UBND Thành phố Hà nội ra quyết định số 258 /QĐUB đổi tên từ XN giầy vải Thụy khuê thành Công ty Giầy Thuỵ Khuê và bổ xung thêm chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp.

Sau khi thành lập, lãnh đạo công ty đã nhanh chóng tập trung kiện toàn bộ máy quản lý nhằm đưa doanh nghiệp từng bước ổn định và phát triển sản xuất.

Là một doanh nghiệp nhà nước với đặc thù mặt hàng sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Để đương đầu với nền kinh tế mới, chiếm lĩnh được thị trường trong nước, hội nhập với thị trường thế giới , bắt buộc lãnh đạo công ty cùng toàn thể CBCNV đã phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, định ra những chiến lược, chính sách phù hợp và sau 10 năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, Công ty giầy Thụy khuê cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may và da giầy Việt nam đã không ngừng tập trung đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm nên mức tăng trưởng hàng năm của công ty bình quân đạt từ 25-30%. Đến nay công ty đã có 2150 CBCNV, tài sản và vốn có trên 40 tỷ đồng, 20.000 m2 nhà xưởng trên diện tích 30.000 m2 đất. Đầu tư 7 dây truyền sản xuất khép kín bằng thiết bị tiên tiến, Sản lượng đạt 4 triệu đôi giầy / năm. Sản phẩm xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới, Tỷ trọng xuất khẩu chiếm 70 -80 % doanh thu hàng năm. sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước và dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thụy Khuê

2.1.2.1 Chức năng

Công ty giầy Thụy Khuê (JTK) có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các loại giầy dép và một số mặt hàng khác từ cao su phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh XNK số 2051081 cấp ngày 18/12/1992. Phạm vi hoạt động kinh doanh XNK của Công ty là:

Xuất khẩu: Các loại giầy dép và mặt hàng công ty sản xuất ra.

Nhập khẩu: Vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.

Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất thu ngoại tệ, góp phần vào công việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

2.1.2.2. Nhiệm vụ.

Công ty giầy Thụy Khuê là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Công ty giầy Thụy Khuê có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ dô Hà Nội và ngành da giầy Việt Nam.

Nhiệm vụ của Công ty gồm:

Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với sở công nghiệp Hà Nội, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuân thủ luật pháp về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp cvới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê” pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)