Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á – SeABank Tây Hồ (Trang 37 - 65)

3.3.1.1. Môi trường kinh tế

Trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nên kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 4,0% ( cùng kỳ đạt 5,57%), hàng tồn kho tăng cao ( tính đến ngày 1/3/2012, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn ở

mức trên 50% như sản xuất sắt, thép, xi măng, thuốc lá…), lạm phát diễn biến phức tạp và khó lường.

Trước những khó khăn, thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ. Kết quả sau hơn 10 tháng triển khai tích cực các giải pháp nêu trên, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định , thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Cụ thể:

- Diễn biến tỷ giá

Nếu trong cả năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp, thì trong các tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012, tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định, tỷ giá BQLNH liên tục duy trì ổn định ở mức 20.828 VND/USD và dao động trong biên độ cho phép ±1%. Tỷ giá bình quân niêm yết mua vào-bán ra của các Ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 20.875-30.896 VND/USD, có những thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do xuống mức thấp hơn tỷ giá niêm yết trên thị trường chính thức (tháng 2 và tháng 3/2012). Việc tỷ giá USD/VND được duy trì và ổn định trong 6 tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012 đã đưa lại những kết quả tích cực đối với cân đối kinh tế vĩ mô trong nước.

Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số (tính đến hết tháng 10/2012, chỉ số giá tiêu dung chỉ tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7,00% so với cùng kỳ năm trước).

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc và vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của cả nước

đạt 83,55 tỷ USD, tăng 19.82% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu (CIF) đạt 83,41 tỷ USD, tăng 7,87% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 143 triệu USD, tăng 19,95% so với 10 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu (CIF) đạt 93,81 tỷ USD, nhập siêu của cả nước 10 tháng/2012 đạt 357 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức nhập siêu 8,2 tỷ USD trong 10 tháng/2011.

Khả năng thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện so với cuối năm 2011. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến cuối tháng 10/2012 ước khoảng 99%.

Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh, NHNN và TCTD đã mua được một lượng lớn ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế, góp phần quan trọng làm gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo an ninh tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng.

Cán cân tổng thể thặng dư, cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính duy trì thặng dư khá, góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triền kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 đã nêu rõ “ Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15%-17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14%-16%. Để đảm bảo hoàng thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong 10 tháng đầu năm 2012, ngành Ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản hệ thống và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay ngân hàng. Theo đó:

Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được đảm bảo và từng bước được cải thiện theo hướng tích cực.

Thanh khoản VND của toàn hệ thống TCTD được đảm bảo và có xu hướng cải thiện dần so với cuối năm 2011 do huy động vốn tăng cao dần qua các tháng trong khi tín dụng VND tăng chậm. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động

vốn VND được cải thiện rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 1/2012 xuống dưới 99% đến ngày 25/1/2012.

Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm dần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, mở rộng sản xuất và vượt khó khăn.

Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vượt qua khó khăn, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, kể từ tháng 3/2012, NHNN đã điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất điều hành, cụ thể: điều chỉnh giảm 5 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13% xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD từ 5% xuống 2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 13% xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép TCTD tự ấn định trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường áp dụng từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp hỗ trợ (lãi suất được điều chỉnh giảm từ 15%/năm xuống 13%/năm).Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục được những vướng mắc, khó khăn hiện nay, trong những tháng cuối năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý, tiếp tục điều hành để giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát, tỷ giá và các cân đối vĩ mô; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp và người dân theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo đà tăng trưởng kinh tế.

Tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2012 đầy những biến động kinh tế như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng không

nhỏ tới tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần SeABank nhưng với sự cố gắng nỗ lực, tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như đi theo đúng nguyên tắc đặt ra cho bản thân, ngân hàng đã từng bước cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

3.3.1.2. Môi trường pháp lý

Kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song, theo yêu cầu thượng tôn pháp luật của WTO, môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, nổi bật hơn cả là chúng ta vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp, thủ tục còn rườm ra và nhiều bất cập.

Nhiều vấn đề pháp lý, thủ tục hiện đang làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tín dụng khá nhiều, tiêu biểu là thủ tục về Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ tín dụng của khách hàng và việc đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo thế chấp… đã và đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp không ít đến quan hệ tín dụng giữa NHTM với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cần thiết có một môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho hoạt động NHTM mà chính các cơ quan ban ngành liên quan là nơi giải bài toán này.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như mọi hoạt động của NHTM đều lấy tiêu chí “nhanh”, “gọn” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu mọi thủ tục được giải quyết nhanh chóng để NHTM cung ứng vốn kịp thời, có thể mở ra nhiều cơ hội thành công cho khách hàng trong làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí ấy, nhiều khi “lực bất tòng tâm” cho cả NHTM và doanh nghiệp, bởi môi trường pháp lý chưa cho phép. Điển hình vấn đề đầu tiên là việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất quy định vẫn còn quá dài. Ít khi nào đăng ký trong vòng 3 ngày mà thường

xuyên kéo dài 7 – 10 ngày, ảnh hưởng đến việc giải ngân và vay vốn NHTM. Nhiều khi vì đăng ký giao dịch bảo đảm chậm, đã làm mất đi cơ hội kinh doanh tiềm năng cho khách hàng. Đặc biệt là đối với tín dụng ngắn hạn, phục vụ các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, với thời gian chậm trễ từ việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ dẫn đến việc giá hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng lên lên theo thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến phương án kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng.

Một số phòng công chứng chỉ thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản đã hình thành. Trong khi đó, đặc điểm của loại hình này là tài sản hình thành từ vốn vay, tức là tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng nếu thực hiện như các phòng công chứng hiện nay thì quyền lợi của các NHTM sẽ không được bảo đảm trong thời gian tài sản đang hình thành. Chưa kể, khi công chứng hợp đồng tín dụng, một số phòng công chứng bắt buộc ghi cụ thể số hợp đồng tín dụng vào trong hợp đồng đảm bảo tiền vay dẫn đến làm gián đoạn việc cung cấp vốn NHTM cho khách hàng, gây khó khăn cho NHTM và khách hàng trong quan hệ tín dụng, đặc biệt là với hình thức tín dụng theo hạn mức. Theo đó, khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn phải thay bằng hợp đồng tín dụng mới. Điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh là phải liên tục thường xuyên. Việc công chứng các phụ kiện hợp đồng đảm bảo tiền vay nhằm tăng tài sản để tăng hạn mức vay vốn cũng không được các cơ quan công chứng chấp nhận mà yêu cầu NHTM làm một hợp đồng đảm bảo mới.

Tất cả những yếu tố rườm rà, chậm trễ, nguyên tắc, thủ tục của các cơ quan hành chính Nhà nước cùng với các yêu cầu pháp lý quá chặt chẽ đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng. Mặt khác, sự chậm trễ trong việc chờ đợi thủ tục cũng gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng.

Hiện tại khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của SeABank chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc điểm cơ bản của các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay là tình trạng thiếu vốn để đầu tư kinh doanh và sản xuất. Đối với khách hàng cá nhân họ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư .Còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có khả năng đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức.

Đại diện của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như các ngân hàng đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có nguyên nhân từ ngay bản thân các Doanh nghiệp. Không ít Doanh nghiệp "mất tích" khỏi trụ sở đăng ký thành lập, hầu như không ai biết Doanh nghiệp hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép. Một số Doanh nghiệp làm trái chức năng được phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cả cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, để xin hoàn thuế VAT, để góp vốn liên doanh, liên kết, lừa đảo vay vốn ngân hàng ...

Bản thân đội ngũ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các khách hàng còn lại. Nhiều Doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn của SeABank trong thời gian qua.

Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh

nghiệp lớn. Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.

Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng

Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp không có hoặc thiếu. Các Doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều Doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng của SeABank.

3.3.1.4. Đạo đức của người đi vay

Đạo đức của khách hàng vay vốn nói chung và vay ngắn hạn nói riêng trong giai đoạn vừa qua có nhiều thay đổi theo chiều hướng đi xuống, nguyên nhân chủ yếu chính vẫn là do hoạt động kinh doanh của khách hàng không

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á – SeABank Tây Hồ (Trang 37 - 65)