Nhóm dất chua phèn

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 11 ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG ĐẤT docx (Trang 117 - 118)

5. Kỹ thuật quản lý đất

5.4. Nhóm dất chua phèn

Quản lý đất chua phèn phải tập trung hạn chế quá trình phèn hoá. Đối với lâm nghiệp cần chú ý bảo vệ rừng tràm.và áp dụng các phương thức NLKH trong sử dụng đất, làm đât phù hợp, Người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng đất phèn. Cây tràm vừa cho gỗ, vừa cho tinh dầu. Hiếm có cây nào có giá trịđa tác dụng như cây tràm mặc dù thời điểm hiện nay tràm đang rớt giá, nhiều hộ nông dân chặt tràm để trồng cây khác. Về mặt bảo vệ đất rừng tràm có tác dụng rất lớn. Chúng hạn chế quá trình phèn hoá. Các chất độc trong đất phèn như sắt, nhôm kết hợp các chất hữu cơ tạo thành phức hợp hữu cơ – khoáng. Do vậy nước dưới rừng phèn có màu đỏ, không độc cho cây và cá. Có thể dùng nước dưới rừng tràm để sổ

phèn và tưới cho ruộng lúa vì giàu chất hữu cơ. Vào mùa khô, nước còn tồn tại trong các mương có tác dụng ém phèn. Cây tràm có khả năng chịu phèn ở mức độ nhất định.Trong diều kiện phèn mạnh thưòng gặp các loài tràm gió, tràm bụi cây thấp bé hẳn như cây bụi.

Để có thể sử dụng được đất phèn biện pháp chủ yếu là lên lip. Chiều cao và chiều rộng của líp phụ thuộc vào đặc điểm đất phèn.và điều kiện nhân lực, máy móc làm đất. Đối với tràm líp thường thấp hơn. Nhìn chung chiều cao của lip biến động từ 30cm tới 50cm. Chiều rộng líp từ 3m tới 4.5m. Sau khi lên líp cần có thời gian rửa phèn nhờ nước mưa.Trên líp trồng phổ biến tràm, bạch đàn, điều, chuối đu đủ, so đũa. Trong canh tác người dân rất chú ý tới việc rửa phèn và ém phèn, họ đào thêm các rãnh thoát phèn trong ruộng lúa (rãnh rộng 40cm, sâu 40cm bằng chiều cao bộ rễ lúa). Khoảng cách các rãnh cách nhau 10-20m đào 1 rãnh thoát phèn. Đất đào rãnh được san đều trên mặt ruộng. Người dân địa phương gọi là phương pháp kê đất. Trong nhiều rừng tràm các lâm ngư trường và cá hộ gia đình cũng đào thêm các mương nhỏ góp phần thuận lợi để rửa phèn, ém phèn, chống cháy rừng.

Có rất nhiều mô hình NLKH trên đất chua phèn áp dụng ởĐBSCL như:

- Trồng rừng tràm xen lúa nước khi rừng tràm chưa khép tán bằng phương pháp sạ hạt. - Mô hình nông –lâm –ngư kết hợp (tràm +lúa nước +cá+ong ) thực hiện ở lâm ngư

trường U Minh I ( Cà Mau).Diện tích cho mỗi hộ gia đình 7 ha trong đó: chuyên canh lúa nước 7%, trồng tràm 60.3%, mương ém phèn và nuôi cá 7%, bờ bao 8.5%, đất thổ cư VAC 2.6%.

- Mô hình trồng tràm quảng canh kết hợp nuôi cá trên đất phèn mạnh, ngập sâu ở tỉnh

Đồng Tháp. Rừng tràm trồng 300ha, đào mương bao quanh khu vực để rủa phèn, ém phèn, nuôi cá, rộng 10m, sâu 1.2m. Bờ bao dài 4.5 km, cao 1.5m, mặt bờ rộng 4m. Bờ bao trồng

137 30.000 cây bạch đàn trắng .Có rất nhiều mô hình phong phú khác trên thực tiễn nhưng các biện pháp, kỹ thuật quản lý đất là giống nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 11 ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG ĐẤT docx (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)