GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Quân độ
3.2.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi. Điều đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có kỹ năng nghiệp vụ giỏi, phải có sự hiểu biết rộng rãi về nhiều lĩnh vực: xã hội, kinh doanh, pháp luật… Muốn có chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới thì Ngân hàng phải chú trọng ngay từ khi tuyển dụng cán bộ tín dụng, chỉ đưa những người có đủ năng lực để vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó cần phải có những định hướng, những yêu cầu đúng đắn đối với một cán bộ tín dụng.
Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng là phải được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, cập nhật nhanh những vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng. Phải có đạo đức và
sự liêm khiết cao bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, thiếu những hiểu biết cần thiết, đề xuất đầu tư một dự án không hiệu quả, thiếu tính khả thi thì có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình MB cần coi đây là một đội quân tinh nhuệ nhất, là bộ mặt của ngân hàng, đảm bảo an toàn và tạo ra nguồn thu cho ngân hàng. Vì thế, MB cần phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực như:
Ngân hàng cần tăng cường cử cán bộ, nhân viên tham dự các khóa học về nghiệp vụ ngân hàng, các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng như: Gia nhập WTO – cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tự do hóa tài chính...
Không chỉ có đào tạo trong nước, MB cần cử những cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài cũng như khảo sát về các sản phẩm dịch vụ và hoạt động ngân hàng ở các nước phát triển. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung thì việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng trong tương lai.
Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm nghiệm về trình độ và kiến thức của cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng, phát hiện những cán bộ có năng lực.
Ngân hàng cần có những chính sách như kỷ luật, khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần làm việc, khuyến khích tinh thần tự học hỏi cà tạo ra động lực làm việc cho cán bộ nhân viên, giữ nhân viên ở lại với mình, tránh tình trạng chảy máu chất xám.