Bạn chỉ cần viết khoảng hai (hoặc tối đa là ba trang với những vị trí cao hơn hoặc mang tính học thuật hơn). Bạn hãy chú ý cố gắng viết kín trang nhé. Đừng bao giờ bỏ lại nửa trang giấy trắng.
3. Định dạng bài viết và lăng xê bản thân rƣờm rà, phức tạp
Hãy tránh tô đậm, sử dụng hình hộp, bảng, cột, phông chữ cách điệu, tranh ảnh và màu sắc…vv…vì chúng khó đọc, fax,copy hay là scan. Thiết kế đơn giản sẽ giúp CV của bạn trông chuyên nghiệp hơn.
4. Sử dụng ngôi thứ nhất ( ví dụ “I” và “my”…)
Cách dùng thân mật này phù hợp trong thư giải thích gửi kèm theo, nhưng lại kém chuyên nghiệp nếu dùng trong CV.
5. Đặt tiêu đề bài viết là “Cirriculum Vitae”
Thực ra bản thân bài viết đã nói về sơ yếu lý lịch rồi, nên chúng ta không cần phải đặt tên tiêu đề là “CirriculumVitae” nữa. Thay vào đó hãy lấy tiêu đề là tên bạn đặt giữa trang giấy, viết hoa và bôi đen, bạn sẽ thu được hiệu quả cao hơn nhiều.
6. Không có hồ sơ cá nhân
Để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng, chúng ta nên kèm theo hồ sơ cá
môn, những kỹ năng chính và động lực trong công việc khi mô tả sơ lược về phẩm chất cá nhân.
7. Kinh nghiệm làm việc đƣợc viết giống nhƣ mô tả công việc
Mục này nên nói rõ bạn có thể làm việc hiệu quả đến đâu, liệt kê những thành quả đạt được và chứng tỏ những lợi ích nếu họ tuyển dụng bạn. Chứng minh những điều kể trên bằng thông tin thực tế kèm theo lời cam đoan.
8. Sắp xếp thông tin sai trật tự
Các nhà tuyển dụng chủ yếu tập trung đầu tiên vào các thông tin quan trọng nhất . Ta thường sắp xếp nội dung của từng phần theo thứ tự đảo ngược về mặt thời gian. Và trang đầu tiên nên dành cho những thông tin quan trọng nhất.
9. Cho thêm những thông tin không cần thiết hoặc mang tính tiêu cực
Ví dụ: lý do bỏ việc, lương bổng, những sở thích không liên quan như đọc sách, âm nhạc, sự thích nghi với xã hội, chính trị, tôn giáo, thể thao cũng như các thông tin cá nhân như giới tính, tình trạng hôn nhân gia đình hay tuổi tác. Các yếu tố đó chẳng có liên quan gì tới khả năng làm việc của bạn cả.
10. Không nhắc đến các kỹ năng IT
IT là kỹ năng thông dụng ở hầu hết các ngành công nghiệp và các nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao khả năng sử dụng máy tính thành thạo của bạn. Nếu bạn thực sự sống và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hãy đặt những kỹ năng đó ở trang đầu tiên nhé.
Trước khi nộp CV của mình vào một công ty tuyển dụng, hãy chắc chắn rằng bạn không mắc những lỗi thông thường nhất như 10 lỗi trên trong CV của mình nhé! Nếu có cơ hội, hãy nhờ những người bạn có kinh nghiệm viết CV kiểm tra lỗi cho mình nhé, có thể bạn sẽ nhận được những đánh giá khách quan hơn đấy. Và điều cuối cùng Global Education muốn nhắc bạn là đừng ngại nếu phải viết CV nhiều lần và tốt nhất không nên sử dụng một bản CV để nộp cho nhiều doanh nghiệp nhé! Mỗi lần viết CV bạn sẽ có thể tự hoàn thiện và thu được kết quả tốt hơn những lần trước đấy. Hãy nhớ CV chính là con đường dẫn bạn đến với công việc mơ ước, con đường đó phủ hoa hồng hay phủ toàn gai nhọn phụ thuộc phần nhiều vào nỗ lực tự hoàn thiện của bạn đấy.