* Cơ sở vật chất và nhân lực: Theo số liệu thống kê, cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện nay của công ty phục vụ cho công tác quản lý, thu gom, vận chuyển CTRSH là:
Bảng 3.8. Phƣơng tiện thu gom và vận chuyển STT Phƣơng
tiện Phân loại
Trọng tải Đơn vị Số lƣợng 1 Xe gom rác 1m3 Chiếc 270 2 Xe ô tô vận chuyển rác Xe tải 16L – 1067 5m3 Chiếc 2 16L – 1484 2,5m3 Xe ép rác HuynDai 16H-7461 12m3 Chiếc 5 Hino 16H-2016 12m3 Hino 16H-1144 10m3 Hino 16M-4672 12m3 Hino 16M-9671 10m3
Xe gom rác là loại xe đẩy tay thể tích 1m3 hiệu suất hoạt động từng xe trên 80%.
Xe ép rác có 5 xe, hiệu suất hoạt động trên 80%, riêng có một xe hiệu suất trên 60%.
Bảng 3.8. Lực lƣợng tham gia quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển CTRSH
STT Chức vụ Số lƣợng (ngƣời)
1 Cán bộ quản lý 12
2 Công nhân thu gom rác 93
3 Lái xe 13
4 Bảo vệ 5
Hiện nay, công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận đang ngày càng được chú ý đầu tư về nhiều mặt.
* Đội thu gom: đội thu gom gồm 93 công nhân rác được chia thành 6 đội
thu gom thực hiện việc thu gom CTRSH trên địa bàn quận Đồ Sơn cùng với 3 xã thuộc huyện Kiến Thụy (xã Minh Tân, xã Tân Phong, xã Tú Sơn).
Mỗi đội chịu trách nhiệm thu gom từng khu vực. Đội 1, 2 thu gom tại khu du lịch (khu I, II, III). Đội 3,4 thu gom trong địa bàn dân cư. Đội 5, 6 thu gom dọc đường 353 và khu công nghiệp.
* Cách thức thu gom, vận chuyển:
Các hộ gia đình sẽ bỏ rác vào bao nylon đưa ra phía trước nhà, đội thu gom tới thu gom và đưa tới điểm tập kết. Với những hộ gia đình trong ngõ sâu đội thu gom sẽ thu gom với tần suất 2 ngày một lần. Khu công nghiệp tuần 2 lần. Đối với các khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng thu gom với tần suất 2 lần một ngày trong mùa du lịch và 1 lần một ngày ngoài mùa du lịch.
Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải ở quận Đồ Sơn thực hiện theo sơ đồ sau:
Nguồn Thu gom Điểm tập
kết
Vận chuyển Bãi chôn
Hàng ngày, các xe gom rác tới các hộ gia đình và các nhà hàng, khách sạn ngoài khu du lịch và các địa điểm khác như trường học, bệnh viện…trên địa bàn quận và vùng lân cận thu gom, vận chuyển rác tới điểm tập kết. Gồm có 22 điểm tập kết rác: bãi xe, khu I, khu II, khu III, Đoàn 295, đèn xanh-đèn đỏ khu I, chợ Cầu Vồng cũ, ngân hàng Agribank, liên cơ, tràng than, ngã ba đền Bà Đế, sân golf, QuánNgọc, Quý Kim, Hợp Đức, Đức Hậu, Đồng Tiến, Tiểu Bàng, chợ Bàng La, Minh Tân, Tân Phong, Tú Sơn.
Khi rác thải rắn sinh hoạt đã được thu gom, vận chuyển tới điểm tập kết các xe ép rác có nhiệm vụ vận chuyển tới bãi rác. Bao gồm 5 xe ép rác chuyên dụng (với 4 xe Hinô và 1 xe HuynDai). Các xe hoạt động 2 buổi trong ngày: Buổi sáng từ 5h-7h, buổi chiều từ 15h-17h (mỗi buổi 2 chuyến).
* Tuyến đường hành trình của các xe như sau: Xe Huyn Dai 16H-7461: - Buổi sáng, chuyến 1 lấy rác từ Đoàn 295 đến đèn xanh đèn đỏ khu I.
Tiếp đến ngã 3 ngân hàng rồi đến ngã 3 đền Bà Đế. Chuyến 2 lấy rác từ cống
tràng than Ngọc Hải chạy về chợ cầu vồng cũ và cuối là sân golf. - Buổi chiều, chuyến 1 lấy rác từ chợ Cầu Vồng cũ đến điểm liên cơ.
Chuyến 2 lấy từ chợ Bàng La đến ngã ba ông Phạm sau cuối là trương tiểu học đồng tiến.
- Xe Hinô 16H-2016:
- Buổi sáng lấy toàn bộ khu du lịch từ khu III tới khu I. Không có ga cố định, buổi chiều nghỉ.
- Xe Hinô 16M-4672:
- Buổi sáng và chyều lấy rác ở 3 xã thuộc huyện Kiến Thụy. Từ Minh Tân đến Tân Phong và xã Tú Sơn.
- Buổi sáng, lấy rác từ cầu rào về dọc theo đường 353 đến Quý Kim và Hợp Đức và các khu công nghiệp Đồ Sơn. Xe này đi chỉ có ga Quý Kim là điểm chính còn lại là nhỏ lẻ và ít thu gom.
- Buổi chiều, thu rác trong khu du lịch từ khu III đến khu I - Xe Hinô 16M-9671:
- Xe này chạy dự phòng cho các xe trong những lúc nghỉ ca hoặc xe hỏng.
* Hiệu suất thu gom: Lượng rác phát sinh ra trên địa bàn quận được thu gom với hiệu suất 80 – 90%.
* Thời gian thu gom: Đội thu gom lấy rác theo lịch trình. Rác từ các hộ gia đình được thu gom bắt đầu từ 4h30’ – 7h30’
Hình 3.2. Vận chuyển rác lên xe ép rác 3.6. Hiện trạng xử lý CTR trên địa bàn quận Đồ Sơn
CTRSH của quận Đồ Sơn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Bãi rác Đồ Sơn được đưa vào sử dụng năm 2006 với diện tích sử dụng 1,8ha (tổng diện tích là 3ha). Vị trí nằm về phía Nam trung tâm thành phố, tại phường Ngọc Xuyên – quận Đồ Sơn (gần sông Họng). Hiện nay, bãi đang được nâng cấp và dự tính sử dụng tới năm 2015.
Chức năng phục vụ: địa bàn quận Đồ Sơn, dọc đường 353 với 3 xã thuộc huyện Kiến Thụy.
Rác thải vận chuyển ra bãi rác được san ủi vào cuối ca, đồng thời rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng (PERME UK 50 EC) và san phủ. Duy trì thường xuyên vận hành trạm xử lý nước rỉ rác 1 lần/ tuần.
Quy trình xử lý nước rỉ rác như sau:
Nước rỉ rác được thu chảy vào hố thu rồi bơm lên bể xử lý. Đầu tiên người ta hạ pH = 4 bằng axit H2SO4. Ô xi hóa bằng H2O2, cân bằng pH bằng nước vôi trong. Dùng phèn FeCl3 để lắng và cuối cùng nước rỉ rác sau xử lý được thải ra hồ sinh học.
Ƣu điểm bãi rác:
- Bán kính bãi rác phù hợp
- Giao thông đi lại vận chuyển thuận lợi theo đường 353 - Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng
Nhược điểm bãi rác:
- Trang thiết bị thô sơ nên việc chôn lấp và xử lý thủ công, chưa hợp vệ sinh. - Quá trình rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng còn sơ sài chưa triệt để
- Môi trường khí bị ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ các bãi chôn lấp và mùi của rác thải chưa được xử lý triệt để.
- Môi trường nước bị ô nhiễm do nước rỉ rác ngấm qua thành và đáy của lớp vải địa kỹ thuật do lắp đặt chưa đúng với tiêu chuẩn.
Hình 3.4. Hố thu gom nƣớc rỉ rác
Hình 3.6 Nƣớc rỉ rác sau xử lý
3.7. Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Đồ Sơn quận Đồ Sơn
3.7.1. Về công tác thu gom, vận chuyển
- Phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế đặc biệt là các thùng rác công cộng. Hiện tại chỉ có khoảng 25 thùng rác công cộng loại 60l và 80l được lắp đặt tại các khu du lịch. Trong công viên và dọc đường 353 chưa có.
- Một số điểm tập kết rác chưa hợp lý gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh và gây mất mĩ quan.
- Lượng CTR được thu gom hoàn toàn chưa được phân loại tại nguồn. Tất cả các loại rác được thu gom lẫn lộn với nhau. Gây khó khăn cho việc xử lý rác.
- Ý thức giữ gìn VSMT của cộng đồng dân cư còn thấp, tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định còn phổ biến.
3.7.2. Về công tác xử lý
- Tình trạng nước rỉ rác chưa xử lý triệt để, nước rỉ rác vẫn bị thấm vào môi trường đất gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
3.7.3. Về công tác quản lý
Công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn do ý thức của người dân về
BVMT chưa cao. Đặc biệt là khu du lịch, hiện tượng khách du lịch xả rác bừa bãi trên bãi biển làm ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan. Công ty chưa có sự liên kết với bên du lịch về việc quản lý việc xả thải khu du lịch.
Ngoài ra, phí thu gom được áp dụng chỉ đáp ứng phần nào kinh phí cho mục đích thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh. Nhà nước vẫn phải bao cấp lớn phần chi phí.
Quận Đồ Sơn thực hiện mức thu phí năm 2012 là: 20000 đồng/hộ gia đình/tháng, với những hộ kinh doanh hàng tạp hóa, hàng ăn…mức thu là 40000 đồng/hộ/tháng, trường học 150000 đồng/tháng, trạm y tế 20000 đồng/tháng, cơ quan, ủy ban 80000 đồng/quý. Khu du lịch và khu công nghiệp thu với giá 160000 đồng/m3. Năm 2013 mức thu ngoài khu du lịch và khu công nghiệp là 180000 đồng/m3
.
Bảng 3.9. Mức thu gom phí VSMT năm 2012
STT Đối tƣợng Số tiền thu đƣợc
(đồng)
1 Khu dân cư 903.360.000
2 Khu du lịch 1.078.000.000
3 Khu công nghiệp 233.600.000
4 Tổng tiền thu được 2.214.960.000
5 Tổng chi phí 8.129.000.000
Qua bảng thống kê ta thấy tổng số tiền thu được với tổng chi phí phải trả rất chênh lệch. Việc thu phí chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần kinh phí, nhà nước cấp kinh phí.
CHƢƠNG 4.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN
Có thể thấy là công tác quản lý RTSH hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải đi giải quyết vấn đề cốt lõi căn bản nhất, đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn thể. Mà muốn thực hiện được điều này thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
4.1. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền giáo dục môi trường vì sự nhận thức của cộng đồng là công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Đối tượng giáo dục: những người dân sinh sống trên địa bàn quận Đồ Sơn. Ngoài ra, giáo dục môi trường từ các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan niệm của cộng đồng về lâu dài.
4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
Hiện nay hệ thống thu gom rác trên địa bàn quận chưa hoàn thiện, vì vậy công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả thu gom trong những năm tới đang là yếu tố cần giải quyết trong việc quản lý.
* Mô hình bộ máy quản lý
- Quản lý toàn bộ hệ thống thu gom rác trong xã, hàng ngày theo đúng quy định thu gom và chở đến tập kết quy định để chờ xe chuyên dụng đến lấy rác. - Nhắc nhở và lập biên bản các trường hợp vi phạm việc xả thải bừa bãi.
* Trách nhiệm của mọi người dân: Đều phải tham gia thu gom rác tại hộ gia đình của mình, tạo điều kiện cho đội thu gom rác hoàn thành tốt công việc. Đồng thời hàng tháng phải đóng đủ và đúng lệ phí quy định.
* Trách nhiệm của UBND quận
- Tạo mọi điều kiện có thể để cho đội thu gom rác được làm việc tốt.
- Chịu trách nhiệm xử lý những trường hợp vi phạm trong quá trình hoạt động thu gom rác.
- Thành lập ban quản lý bãi rác để kiểm soát sự hoạt động của bãi rác. * Trách nhiệm của công ty: phía công ty nên có những biện pháp và phương án thu gom một cách hiệu quả các loại RTSH trong khu vực quận như sau:
- Đối với các hộ gia đình, cửa hàng buôn bán dịch vụ, các đơn vị tổ chức xã hội ở khu vực trung tâm, gần các trục đường chính sẽ được thu gom liên tục mỗi ngày một lần.
- Đối với các nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng khu du lịch thu gom với tần suất 2 lần một ngày vào mùa du lịch và 1 lần một ngày ngoài mùa du lịch
- Đối với các hộ gia đình ở xa trung tâm, xa trục đường chính thì cần chia đều thành từng nhóm hộ nhỏ, mỗi hộ có một điểm đổ rác chung đảm bảo vệ sinh môi trường, về thời gian thu gom thì công ty sẽ dựa vào tình hình khối lượng RTSH và ý kiến của các hộ gia đình ở đó để tiến hành thu gom.
- Đối với những đơn vị hoạt động sản xuất có tính năng đặc thù riêng như bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy thì rác thải từ các nguồn này sẽ được các đơn vị đó chịu trách nhiệm thu gom và xử lý theo hệ thống riêng biệt.
4.3 Giải pháp xử lý
4.3.1. Phân loại tại nguồn:
Để đảm bảo xử lý rác có hiệu quả cần phải có biện pháp phân loại rác từ khâu phát sinh, đến khâu thu gom, vận chuyển. Đặc biệt là phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh. CTR sẽ được phân làm 3 loại như sau:
Bảng 4.1. Danh mục các loại rác cần phân loại
STT Rác hữu cơ dễ phân hủy (thùng màu xanh) Rác tái chế (thùng màu đỏ) Các loại rác khác (thùng màu đen)
1 Rau quả Cao su Tro, gạch
2 Thực phẩm Da Sành sứ
3 Lá cây Nắp lọ Vải, hàng dệt
4 Sản phẩm nông nghiệp Thủy tinh Gỗ
5 Giấy vụn Kim loại Thạch cao
6 Bùn, cặn cống Sản phẩm điện tử hư Vỏ chai
Đối với các hộ gia đình sẽ được trang bị các túi nilong màu theo quy định. Còn đối với trường học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng cũng được trang bị 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau tại mỗi điểm. Ngoài ra, tuyên truyền về lợi ích của việc phân loại rác đến người dân trong các cuộc họp định kỳ. Tại các cuộc họp định kỳ, khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt việc phân loại rác, và khiển trách các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt.
4.3.2. Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển
* Đối với các hộ dân
Các hộ ở mặt đường: Sau khi thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình, rác thải hàng ngày được đựng trong bao nylon loại 5kg (3 loại màu như trên). Phần phế liệu được nhân dân gom bán cho các người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon buộc kín khi đầy rác. Rác được đưa ra trước nhà đúng giờ quy định để đội thu gom vận chuyển về bãi rác.
Các hộ dân ở sâu trong ngõ: Sau khi phân loại dùng xe đẩy tay có thùng chứa kích thước phù hợp đến từng hộ trong hẻm để thu gom. Sau đó rác được đưa ra các điểm tập kết để vận chuyển về bãi rác.
* Đối với cơ quan, trƣờng học, nhà hàng, khách sạn
Đối với nhà hàng, khách sạn, cửa hàng dịch vụ ăn uống: chủ yếu là rác hữu cơ phân hủy nhanh chóng gây mùi hôi thối. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định, thu gom hàng ngày như những hộ thông thường.
Đối với cơ quan, trường học: Chủ yếu là giấy vụn, bao bì…nên trang bị các thùng rác theo đề xuất như trên, hàng ngày theo đúng giờ đội thu gom sẽ tới thu gom và vận chuyển đến bãi rác.
* Đối với các chợ
Đặc tính về thành phần rác chợ có hàm lượng chất hữu cơ cao xong vẫn
cần phải phân loại do lượng rác ở một số hàng ăn ở chợ.
* Đối với các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con
đƣờng: Đặt các thùng rác công cộng, tạo cho mọi người có thói quen để rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường.
* Ngoài ra nên
- Tăng cường tập huấn và đào tạo cho cán bộ môi trường những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường.