Nối kết tầng 2 bằng switch

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG LAN docx (Trang 69 - 72)

2. Lập sơ đồ thiết kế mạng

2.2. Nối kết tầng 2 bằng switch

Sự đụng độ và kích thước vùng đụng độ là hai yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của mạng. Bằng cách sử dụng các switch chúng ta có thể phân nhỏ các nhánh mạng nhờ đó có thể giảm bớt được tuần suất đụng độ giữa các máy tính và giảm được kích thước của vùng đụng độ trong mạng

Hình 8.7 - Sử dụng Switch để mở rộng băng thông mạng

Một ưu thế nữa đối với các switch bất đối xứng là nó có hỗ trợ một số cổng có thông lượng lớn dành cho các server hoặc các cáp chiều dứng để nối lên các switch / router ở mức cao hơn.

Hình 8.8 - Sử dụng cổng tốc độ cao trong switch

Để xác định kích thước của vùng đụng độ bạn cần phải xác định bao nhiêu máy tính được nối kết vật lý trên từng cổng của switch. Trường hợp lý tưởng mỗi cổng của switch chỉ có một máy tính nối vào, khi đó kích thước của vùng đụng độ là 2 vì chỉ có máy gởi và máy nhận tham gia vào mỗi cuộc giao tiếp

Hình 8.9 - Nối trực tiếp các máy tính vào switch

Trong thực tế ta thường dùng switch để nối các Hub lại với nhau. Khi đó mỗi Hub sẽ tạo ra một vùng đụng độ và các máy tính trên mỗi Hub sẽ chia sử nhau băng thông trên Hub.

Hình 8.10 - Nối HUB vào switch

Thông thường người ta sử dụng Hub để tăng số lượng các điểm nối kết vào mạng cho máy tính. Tuy nhiên cần phải đảm bảo số lượng máy tính trong từng vùng đụng độ phải nhỏ và đảm bảo băng thông cho từng máy tính một. Đa số các Hub hiện nay đều có hỗ trợ một cổng tốc độ cao hơn các cổng còn lại (gọi là up-link port) dùng để nối kết với switch để tăng băng thông chung cho toàn mạng.

BÀI 9 : SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT VISIO THIẾT KẾ MẠNG 1. Giới thiệu

Visio là một chương trình vẽ sơ đồ thông minh, được tích hợp vào bộ chương trình Microsoft Office từ phiên bản 2003. MS Visio cho phép bạn thể hiện bản vẽ một cách trực quan. Hơn nữa, nó còn cung cấp nhiều đặc tính khiến cho sơ đồ của bạn ý nghĩa hơn, linh động hơn và phù hợp hơn với nhu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sao chép bản vẽ của mình qua các phần mềm khác .

(ví dụ : MS. Word, MS. Excel,…) .

Có nhiều phiên bản của Visio khác nhau tùy theo nhu cầu. Trong quá trình thực hành, ta sẽ làm việc với một trong 2 phiên bản sau:

• Microsoft Visio 2000 Enterprise Edition.

• Microsoft Office Visio 2003 .

Trong phiên bản này, bạn có thể tạo các sơ đồ liên quan đến công việc như là:

 Biểu đồ dòng (flowcharts),

 Sơ đồ tổ chức (organization charts),

 Và lịch trình dự án (project scheduling).

Ngoài ra, phiên bản này còn cho phép bạn tạo các sơ đồ mang tính kỹ thuật, chẳng hạn tạo các bản vẽ xây dựng, thiết kế nhà, sơ đồ mạng, sơ đồ phần mềm, sơ đồ trang web, sơ đồ máy móc, và các sơ đồ kỹ thuật khác.

Sơ đồ tổ chức, có trong cả 2 phiên bản, là một dạng sơ đồ thường được sử dụng trong công việc kinh doanh. Với sơ đồ tổ chức vẽ bằng Visio, bạn còn có thể gắn kết dữ liệu vào các hình trong sơ đồ. Dữ liệu cho hình được gọi là custom properties. Đối với sơ đồ tổ chức, bạn có thể chọn một khung nhân viên, gắn nó với các thông tin quan trọng như : địa điểm, số điện thoại, phòng ban,… và các dữ liệu này trở thành 1 phần của biểu đồ.

Một lý do khác để tạo ra các sơ đồ tổ chức trong Visio là bạn có thể tạo chúng tự động bằng cách sử dụng thông tin từ một nguồn dữ liệu nào đó. Chẳng hạn, bạn có thể đặt một sơ đồ tổ chức trong 1 CSDL, một bảng tính Excel, hay thậm chí là hệ thống thư điện tử của công ty bạn. Chỉ cần sau vài cú nhấp chuột, biểu đồ đã có sẵn cho bạn mà không cần phải nhập gì cả.

Tóm lại sau khi học song phần mềm này mọi sinh viên đều có thể tự thiết kế đường mạng của riêng mình tuỳ thuộc theo sự sáng tạocủa mình, ngoài ra còn có thể sử dụng phần mêm này làm một số công việc phục vụ cho học tập cũng như việc làm ....mà như chúng tôi vđã liệt kê ở trên đây.

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG LAN docx (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w