Tính nhiệt độ sinh ra do trượt ly hợp:

Một phần của tài liệu 11C4LT h2 ngo tan khoa 01 doc (Trang 25 - 26)

Ngoài việc tính toán kiểm tra công trượt riêng của ly hợp, còn cần phải kiểm tra nhiệt độ nung nóng các chi tiết của ly hợp trong quá trình trượt ly hợp để đảm bảo sự làm việc bình thường của ly hợp, không ảnh hưởng đến hệ số ma sát, không gây nên sự cháy của tấm ma sát hoặc ảnh hưởng đến sự đàn hồi của lò xo ép.v.v…

+ Thời gian trượt ly hợp là rất ngắn (t0 = 2,5 [s]), nghĩa là nhiệt sinh ra không kịp truyền cho các chi tiết và môi trường xung quanh mà chỉ truyền cho các chi tiết trực tiếp xảy ra sự trượt.

+ Thường các tấm ma sát có độ dẫn nhiệt rất kém nên có thể coi tất cả nhiệt phát sinh sẽ truyền cho đĩa ép và bánh đà động cơ.

+ Công trượt ở các bề mặt ma sát là như nhau nên nhiệt sinh ra ở các đôi bề mặt ma sát là bằng nhau.

Theo [1] lượng nhiệt mà đĩa ép hoặc bánh đà nhận được là:

ν.L=m.c.ΔT (4.12) Trong đó :

+ L: Công trượt của toàn bộ ly hợp [J].

+ ν: Hệ số xác định phần công trượt để nung nóng bánh đà hoặc đĩa ép. Với ly hợp một đĩa bị động ν=0,5 [1].

+ c: Nhiệt dung riêng của chi tiết bị nung nóng, với vật liệu bằng thép hoặc gang có thể lấy c = 481,5 [J/Kg0K] [1].

+ m: Khối lượng chi tiết bị nung nóng [kg].

+ ΔT: Độ tăng nhiệt độ của chi tiết bị nung nóng (0K).

Độ tăng nhiệt độ cho phép của chi tiết tính toán đối với mỗi lần khởi hành của ôtô (ứng với hệ số cản của đường ψ 0,02= ) nằm trong khoảng (8÷10)0K [1], chọn ΔT= 100K.

Từ đó suy ra khối lượng chi tiết bị nung nóng tối thiểu là: m ≥ ν.L

c.ΔT ⇒ m ≥ 0,5481.65288,5.10,70 ⇒ m ≥ 6,349 [kg] Vậy khối lượng chi tiết bị nung nóng tối thiểu m ≥ 6,349 [kg].

Một phần của tài liệu 11C4LT h2 ngo tan khoa 01 doc (Trang 25 - 26)