GIAO TIẾP BẰNG MẮT

Một phần của tài liệu Tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP ppt (Trang 84 - 85)

Khi nhìn sự vật, sự kiện, hoặc con người khi giao tiếp, chúng ta có cảm xúc thoải mái hoặc khó chịu, nhưng chúng ta ít lưu ý về việc chúng ta sử dụng giác quan. Chúng ta có khuynh hướng thích nhìn những gì chúng ta thích và muốn tránh né những gì ta không thích.. Mối quan hệ giữa thông tin nhận được - do thấy, do ý thức hoặc không ý thức) và suy nghĩ phát sinh lúc

đó. Cảm xúc thường phát sinh khi chúng ta nhìn hoặc bị nhìn. Vấn đề là chúng ta cần ghi nhận cảm tưởng, động cơ phát sinh khi nhìn và bị nhìn.

Chúng ta nhìn một người mà ta thích khác với cách chúng ta nhìn người mà chúng ta ghét. Một người sợ ánh mắt của người khác có thể bắt nguồn từ quá khứ của người ấy lúc con bé rất sợ ánh mắt của người cha chỉ nhìn trừng trừng mình khi mình bị trừng phạt, bị đánh đòn.

Mắt diễn tả cái nhìn yêu thương, nhìn kinh miệt, nhìn giận dữ, nhìn gian xảo, nhìn cởi mở, quan tâm, nhìn đe dọa, nhìn chỗ khác (lẩn tránh, khó chịu). Trên khuôn mặt, đôi mắt bộc lộ rõ nhất suy tư, tình cảm, thái độ với khách quan bên ngoài: “Người khôn con mắt đen sì, người dại con mắt nửa chì nửa thau” hay “Con lợn mắt trắng thì nuôi, những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi”. Theo nhận xét của các cụ, người có

con mắt như vậy phước phận bạc bẽo. Còn kiểu mắt thì không biết các cụ có đúng không khi nói “Những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người” hoặc “Đàn bà con mắt lá dăm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.” Thực ra, chỉ đôi mắt không thôi đâu có thể tạo nên một con người tốt, xấu.

Một phần của tài liệu Tài liệu KHOA HỌC GIAO TIẾP ppt (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)