III. Một số ý kiến đề xuất
9. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
chưa thiết yếu, có thể áp dụng lãi suất đối với vốn vay cho xuất khẩu bằng 50% mức lãi suất vốn vay cho nhập khẩu (việc này ngay cả Hàn Quốc và Đài Loan đều đã làm trong thời kỳ đầu phát triển).
7. Nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
Bằng cách kiểm tra bắt buộc về chất lượng của một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Các công ty không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép xuất khẩu. Các công ty có số điểm trên điểm tiêu chuẩn được chia thành ba loại. Loại nhất được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra hàng hoá, chỉ bị thanh tra hệ thống chất lượng một năm một lần. Loại hai bị thanh tra một năm hai lần và có thể bị kiểm tra đột xuất một lần trong 30 chuyến hàng. Loại ba phải thanh tra chất lượng 4 - 5 lần trong một năm và cứ 15 chuyến hàng bị kiểm tra một lần .
Khuyến khích các cơ sơ sản xuất hàng xuất khẩu đăng ký áp dụng ISO 9000 (International Standard Organization).
8. Tổ chức bình chọn, khen thưởng đối với những mặt hàng chất lượng cao.
Hàng năm nhà nước tổ chức tổng kết hoặc tổ chức những ngày hội để biểu dương, khen thưởng những điển hình, những ngành, doanh nghiệp xuất khẩu giỏi. Nhà nước cấp bằng khen, thưởng vật chất, đưa vào danh sách TOPTEN hàng năm. Từ đó có chính sách ưu tiên về nhập khẩu đối với doanh nghiệp làm tốt việc xuất khẩu.
9. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. nhập khẩu.
Theo hướng thành lập các tổng công ty, các tập đoàn mạnh, thực hiện cổ phần hoá, từng bước tạo tên tuổi trên thị trường thế giới, tiến tới những nhãn mác hàng hoá của Việt nam được thế giới biết đến và thừa nhận. Các công ty mạnh phải được mở chi nhánh ở nước ngoài để phục vụ công tác Marketing.