có tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế XH.
- Không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phát triển văn hoá, xây dựng văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thầncủa nhân dân……..
Câu 17: Phân tích luận điểm của Mác: “Tôi coi sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN hiện nay?
1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội:
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với LLSX ở một trình độ nhất định và với một KTTT được xây dựng lên trên những QHSX đó.
Phân tích: Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội có các đặc trưng: là một chỉnh thể sống, vận động, có cơ cấu phức tạp. Trong đó có 3 mặt cơ bản, phổ biến nhất là: LLSX, QHSX và KTTT. Các mặt đó gắn bó, tác động biện chứng tạo nên những quy luật phổ biến của sự vận động, phát triển xã hội.
+ Trong các yếu tố cơ bản cấu thành hình thái kinh tế – xã hội thì LLSX là nền tảng vật chất kỹ thuật của mọi hình thái kinh tế – xã hội, QHSX là cơ sở kinh tế, CSHT của xã hội là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội với xã hội khác. KTTT có chức năng, vai trò duy trì, bảo vệ, phát triển CSHT và các mặt của đời sống xã hội.
* Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, vì:
+ Con người tạo nên lịch sử của mình, nhưng không phải theo ý muốn chủ quan mà theo quy luật khách quan. Đó là hoạt động của họ, tuy do ý thức chỉ đạo, nhưng lại diễn ra trong một hoàn cảnh khách quan nhất định mà họ hải tích ứng.
+ Trong các quan hệ xã hội khách quan lại tạo nên hoàn cảnh thì quan hệ kinh tế xét đến cùng là quan hệ quyết định và quan hệ kinh tế đó lại dựa trên một trình độ nhất định của LLSX.
+ Sự phát triển của hình thái kinh tế do sự tác động của các quy luật phổ biến khách quan là quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.
+ Sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên vừa bao hàm sự phát triển tuần tự theo xu hướng tổng quát chung, vừa bao hàm khả năng một quốc gia này hay một quốc gia khác trong tiến trình phát triển của mình có thể bỏ qua một chế độ này để lên một chế độ xã hội khác cao hơn (lấy ví dụ đối với lịch sử thế giới và Việt Nam).
2. Sự vận dụng của Đảng ta:
+ Lý luận về hình thái kinh tế – xã hội nói chung và nguyên lý về sự phát triển các hình thái kinh tế, là một quá trình lịch sử tự nhiên giúp chúng ta có một cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức xã hội, quy luật phát triển của nó, chống CNDT, CNDV máy móc về xã hội.
+ Đảng ta nhất quán cho rằng, trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, mở đầu bằng Cách mạng tháng 10 Nga, việc Việt Nam đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN là sự chọn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển lịch sử nhân loại và đất nước ta (Phân tích những khó khăn, thuận lợi và bài học của 10 năm đổi mới ở nước ta).
+ Để tiến lên một xã hội mới – xã hội XHCN, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ LLSX, tiến hành CNH-HĐH, từng bước thiết lập QHSX XHCN từ thấp đến cao phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và củng cố, hoàn thiện KTTT XHCN.
Đảng ta cho rằng, theo quy luật phát triển các hình thái kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, phải làm cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Xây dựng KTTT XHCN, xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng.
Câu 18: Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - XH của Mác. Phân tích tính tất yếu của việc định hướng con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?
1. Luận chứng khoa học và vai trò phương pháp của lý luận hình thái kinh tế- xã hội của Mác - xã hội của Mác
- Sự ra đời lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội.
- Lý luận đó đưa ra quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất là là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung.
- Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng.
- Lý luận đó đã mang lại một phương pháp luận thật sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.
* Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.
- Thứ hai: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau.
- Thứ ba: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
- Thứ tư: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà con đường phát triển riêng, đặc thù.
2.Tính tất yếu
Việt Nam chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, song với điều kiện lịch sử nhất định, có thể quá độ lên CNXH, không qua giai đoạn TBCN. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử tự nhiên.
- Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, luận cương của đảng đã khẳng định: “Con đường của Cách mạng Việt Nam nhất định phải đi tới CNXH, bỏ qua thời kỳ TBCN”.
- Qua các thời kỳ cách mạng, từ khi thành lập Đảng ta luôn luôn khẳng định chân lý: “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu khách quan phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân ta”. Sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta có đủ điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, đó là:
+ Phương thức sản xuất cũ (TBCN) đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Phương thức sản xuất mới (CSCN) tiến bộ đã xuất hiện. Hơn nữa, thực tiễn cách mạng VN đã làm cho nhân dân ta hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân (Pháp) và chủ nghĩa đế quốc (Mỹ) đã củng cố việc lựa chọn con đường gắn độc lập dân tộc và CNXH.
+ Chính quyền đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chính vì vậy, mục tiêu tiếp theo của cách mạng nước ta tất yếu phải là CNXH, do đó, phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên CNXH.
- ĐH Đảng IX tiếp tục khẳng định “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN”.
Đại hội Đảng IX chỉ rõ: ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN.
Xuất phát từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Lao động thủ công đi lên CNXH mà chưa có nền đại công nghiệp, do đó phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên CNXH.
- Đảng ta chỉ rõ quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển KH, công nghệ vì sự phát triển KHCN sẽ tạo ra sự phát triển nhanh của LLSX nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức mạnh nội lực để hội nhập kinh tế thế giới
Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa mà hướng trước hết vào các ngành công nghệ cao do đó “coi giáo dục và đào tạo, KH và CN là nền tảng, động lực của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Trong điều kiện hiện nay của nước ta với thế và lực trong nước và điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi nên không thể chỉ thực hiện các bước đi tuần tự mà cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt.
- Đại hội Đảng đã xác nhận “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Do đó chúng ta có thể và cần phải lựa chọn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 19 : Phân tích nội dung những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời từ sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười vĩ đại. Chủ nghĩa xã hội lúc đó được xây dựng theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó đã phát huy tác dụng trong một thời gian nhất định, nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với nhiều nguyên nhân đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Chính sự khủng hoảng đó giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Đảng ta và Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là sự lựa chọn phù hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Đảng ta đã xác định những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
* Đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
* Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
* Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
* Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. * Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Từ một điểm xuất phát thấp chúng ta khẳng định con đường đi lên của Việt Nam là phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp nên phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Mục tiêu của chúng ta là “Xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
Trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần hiểu: “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội”, tức là:
Bỏ qua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, bỏ qua chế độ bóc lột cuối cùng trong lịch sử. Bỏ qua nhưng phải tôn trọng tính lịch sử, tự nhiên, tính tuần tự không chủ quan nóng vội. Bỏ qua những khâu trung gian, những hình thức quá độ nhưng không bỏ qua nền sản xuất hàng hoá. Bỏ qua nhưng phải kế thừa, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là một thành phần kinh tế. Bỏ qua lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng không lặp lại quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mà rút ngắn quá trình ấy tức là kết hợp vừa tuần tự vừa nhảy vọt.
Bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư cách nó giữ vai trò thống trị xã hội chứ không xoá sạch các hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Câu 20: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay?