I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM.
3. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
Dệt-May Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Tổng Công ty gồm có:
- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát - Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc - Các đơn vị thành viên Tổng Công ty
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lí các hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm
tra giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng Công ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc do Thủ Tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm khen
thưởng, kỉ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ Tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của
Tổng Công ty, Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty.
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công
tác kế toán, thống kê của Tổng Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật.
Văn phòng Tổng Công ty, các ban chuyên môn, nghiệp vụ có các chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lí điều hành công việc.
Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập và Tổng Công ty có
quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty theo luật định tại điều lệ của Tổng Công ty.
Thành viên là các đơn vị hạch toán phụ thuộc: có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty. Được kí kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng Công ty. Quyền hạn nhiệm vụ của các đơn vị hạch toán phụ thuộc được cụ thể hoá trong điều lệ tổ chức của đơn vị này.
Tổng Công ty có 8 ban, bao gồm các ban sau đây:
- Ban tổ chức cán bộ lao động - Ban kế hoạch đầu tư
- Ban tài chính kế toán - Ban hợp tác quốc tế
- Ban trung tâm thông tin - Văn phòng Tổng Công ty
- Ban khoa học công nghệ và môi trường - Ban xuất nhập khẩu
Ban tổ chức cán bộ lao động: có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng
giám đốc và hội đồng quản trị trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo công tác lao động tiền lương và công tác thanh tra, góp phần bảo đảm cho công tác quản lí của Tổng Công ty hoạt động thông suốt và có hiệu quả.
Ban kế hoạch tài chính: Là bộ môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực kế hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng toàn Tổng Công ty.
Ban tài chính kế toán: Là cơ quan chuyên môn của Tổng Công ty tham mưu giúp ban lãnh đạo Tổng Công ty thực hiện hai chức năng chủ yếu sau:
- Quản lí các đơn vị thành viên của Tổng Công ty về tài chính, kế toán, giá cả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp.
-Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, giá cả và tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan Tổng Công ty.
Văn phòng Tổng Công ty: Là bộ môn chức năng tham mưu giúp việc
Tổng giám đốc và hội đồng quản trị trong lĩnh vực hành chính quản trị, tổng hợp, làm cầu nối giữa Nhà nước với Tổng Công ty và kinh doanh trong lĩnh vực đối nội đối ngoại, bảo đảm cho hoạt động của Tổng Công ty được tiến hành có hiệu quả.
Ban kỹ thuật đầu tư: Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc và hội
tác chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty.
Ban xuất nhập khẩu: Là bộ môn chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng
giám đốc và Hội đồng quản trị trong lĩnh vực quản lí ngành. Giúp đỡ các đơn vị thành viên trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo nguồn thu và thúc đẩy sự phát triển của Tổng Công ty.
Nhiệm vụ của ban là:
-Xây dựng chiến lược phát triển và mục tiêu phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng Công ty trong từng giai đoạn.
-Nghiên cứu tình hình thị trường, giá cả, khách hàng, sự biến đổi, xu hướng phát triển của ngành Dệt-May thế giới.
-Nghiên cứu hệ thống quản lí, các chính sách và công cụ của nó như quota (giá tối thiểu, giá nhập tối đa) đối với những sản phẩm chính để Tổng giám đốc và hội đồng quản trị duyệt.
-Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện khung giá, giá đã duyệt, theo dõi tình hình giá cả thị trường để đề xuất Tổng giám đốc và hội đồng quản trị thay đổi kịp thời, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường.
-Xây dựng các chính sách của Tổng Công ty đối với thương nhân, khách hàng, chính sách đối với từng khu vực để Tổng giám đốc duyệt phục vụ cho công tác kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Phối hợp với ban kế hoạch đầu tư xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của cơ quan Tổng Công ty.
-Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu tìm mọi khả năng khai thác nguồn hàng xuất nhập khẩu bằng các hình thức tự doanh, đổi hàng xuất nhập khẩu uỷ thác... bảo đảm kế hoạch kinh doanh của Tổng Công ty.
kế hoạch nhập bông dự trữ chiến lược đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
-Thực hiện tốt luật cũng như chế độ chính sách trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Theo dõi tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện công tác pháp chế trong xuất nhập khẩu của Tổng Công ty.
( Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam - Xem trang sau)
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Dệt May Việt Nam