0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Những định hướng đổi mới PPDH Vật lí ở THPT

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA PHẦN QUANG HÌNH HỌC'' LỚP 11 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH (Trang 25 -25 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Những định hướng đổi mới PPDH Vật lí ở THPT

* Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

Trong việc đổi mới PPDH, ta không phủ nhận vai trò của các phương pháp dạy học thuyền thống. Ở một mức độ nào đó, ta phải xem xét các phương pháp này theo quan điểm mới, theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS.

Muốn vậy, GV phải kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của HS bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó thường là những câu hỏi thú vị gây hứng thú học tập, tạo nhu cầu nhận thức và có thể nghiên cứu được đối với HS.

Trong dạy học truyền thống, GV thường hay sử dụng kết hợp nhiều PPDH thuộc các nhóm khác nhau một cách linh hoạt. Ví dụ : giảng giải kết hợp với minh hoạ, xem thí nghiệm biểu d iễn kết hợp với vấn đáp, đọc tài liệu kết hợp với trình bày báo cáo...

Như vậy, đổi mới PPDH không phải là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền thống, mà sử dụng chúng theo tinh thần mới : phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

* Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của GV sang phương pháp nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng

Theo PPDH truyền thống, GV là người truyền thụ kiến thức, còn HS là người tiếp thu kiến thức. Ở đây, GV chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp minh hoạ, việc sử dụng TBDH hạn chế dẫn đến tình trạng dạy

theo kiểu “thầy đọc – trò chép”. Theo phương pháp mới, GV giao cho HS đọc, nghiền ngẫm SGK, rồi sau đó đặt câu hỏi để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của các em. Thông qua cách trả lời, trình bày, báo cáo mà HS được rèn luyện những kỹ năng và tố chất cần thiết cho mình.

Theo quan niệm mới về dạy học, vai trò chủ yếu của GV là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập của HS, giúp HS đạt mục tiêu của dạy học.

GV không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề mà chủ động tạo điều kiện rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho HS, bằng cách:

- Tăng cường sử dụng PPDH “Vấn đáp tìm tòi”.

- Dành “đất” cho hoạt động độc lập của HS bằng cách tạo ra các cuộc tranh luận.

- Trao nhiệm vụ học tập ngày càng nặng dần cho HS, chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức (thầy thông báo - trò tiếp nhận, tái hiện) sang dạy học giải quyết vấn đề.

Việc đổi mới phương pháp dạy của GV đòi hỏi HS phải đổi mới phương pháp học tập. Đây là một tất yếu đòi hỏi người học phải nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nhận thức của mình. Như vậy, trọng tâm đánh giá tiết dạy phải đặt vào hoạt động của HS trong tiết dạy đó.

* Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp m ột cách hài hoà với học tập hợp tác

Các hình thức tổ chức học tập cá nhân, theo nhóm và theo lớp là các hình thức vẫn được áp dụng theo PPDH truyền thống. Theo PPDH mới, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức học tập cơ bản, có hiệu quả nhất nhưng HS phải có tinh thần học tập một cách tự giác, chủ động.

Học tập hợp tác là hình thức học tập bổ trợ có tác dụng rèn luyện người học tinh thần hợp tác lao động, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm với công việc chung. Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.

hỏi sự cố gắng trí tuệ của mỗ i HS trong quá trình tự lực dành lấy kiến thức mới. Một trong những hì nh thức tăng cường hoạt động học tập của HS trên lớp là sử dụng phiếu học tập cho từng HS (còn gọ i là phiếu hoạt động, phiếu giao việc).

Tuy nhiên, trong học tập, không phải bất kì một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành bởi những hoạt động thuần tuý cá nhân. Có những câu hỏi, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo lý thuyết về vùng phát triển gần của Vưgôtxky, mỗi cá nhân có thể vươn tới những tầm hiều biết rộng hơn nhờ sự trao đổi với bạn bè. Thông qua sự hợp tác tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh , khẳng định hay bác bỏ ; qua đó, người học nâng mình lên một trình độ mới. Đó là sự vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. Từ xưa, ông cha ta đã có câu “học thầy không tầy học bạn”. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần tổ chức cho HS học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ.

Cũng thông qua hoạt động nhóm này mà ta giáo dục cho HS tinh thần, trách nhiệm và thói quen trong trong lao động hợp tác theo sự phân công có kế hoạch của nhóm, lắng nghe ý kiến người khác tranh luận, ứng xử và cộng tác trong nhóm. Sự hợp tác trong lao động và trong nghiên cứu là một đặc trưng quan trọng của lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại. Việc phân chia các hình thức hoạt động cá nhân và hoạt động này thường được tiến hành xen kẽ nhau.

Trình tự của hình thức học tập theo nhóm như sau : Đối với GV :

- Tổ chức lớp học thành các nhóm thích hợp.

- Trao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.

Đối với HS :

- Thực hiện các hoạt động cá nhân và nhóm theo yêu cầu của GV.

trước lớp.

Trong hình thức tổ chức học tập theo nhóm đòi hỏi người GV phải chuẩn bị chu đáo, tiên lượng được trước thời gian, không nên lạm dụng hình thức hoạt động nhóm tràn lan mà hiệu quả thấp.

Như vậy, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức hoạt động chủ yếu giúp HS phát triển các năng lực. Hoạt động nhóm suy cho cùng cũng nhằm giúp cá nhân chủ động, tích cực tham gia vào quá trình nhận thức của mình.

* Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Trong xã hội hiện đại, sự bùng nổ thông tin đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực học tập biết cách cập nhật thông tin.

Việc tự học của HS là hoạt động rất cần thiết. Ở đây, người GV cần phải bồi dưỡng cho HS khả năng thu thập thông tin (biết tự học), huấn luyện cho HS cách nắm bắt nội dung chính của tài liệu học tập, đồng thời giao bài tập về nhà cho HS, có thể tính toán cân đối giữa nội dung học tập trên lớp và nội dung cần tìm hiểu ở nhà. GV cần phải quan tâm đến phương pháp học của HS, từng bước hình thành năng lực tự học để các em có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời.

* Coi trọng việc rèn luyện kỹ năng ngang tầm với truyền thụ kiến thức. Đổi m ới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Việc rèn luyện kỹ năng là một trong những yêu cầu rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách HS. Hiện nay, rất ít GV chú ý đến lĩnh vực này cho HS. Trên lớp GV cố gắng truyền đạt kiến thức mà không chú ý đến việc rèn luyện tư duy, rèn luyện kỹ năng cho HS. Đổi mới PPDH cũng như kiểm tra, đánh giá coi trọng những kỹ năng, năng lực thực hành của HS. GV cần phải tính toán đưa các kỹ năng vào hoạt động học tập thích hợp của HS theo một chiến lược đã được hoạch định, chuẩn bị từ trước.

Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải căn cứ vào mục tiêu của môn học và phải phối hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm

khách quan, tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.

* Tăng cường sử dụng TBDH, chú trọng các thí nghiệm , ứng dụng CNTT

trong dạy học vật lí

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật đều gắn với thực tế. Do vậy, vai trò của thí nghiệm vật lí giúp rèn luyện cho HS các kỹ năng thực hành như quan sát, sử dụng dụng cụ thí nghiệm... đồng thời rèn luyện óc suy đoán, tư duy lí luận, tư duy vật lí là hết sức quan trọng.

Xác định được tầm quan trọng của CNTT, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo sớm đưa CNTT vào các nhà trường. Những năm gần

đây, CNTT trong các nhà truường đã được quan tâm. Mục tiêu của việc học tin học trong nhà trường, mối quan hệ giữa T in học với tư cách là một môn học với việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã dần dần được xác định rõ ràng qua các cấp học.

Sử dụng CNTT để dạy học, PPDH cũng thay đổi. GV là người hướng dẫn HS học tập chứ không đơn thuần chỉ là người phát thông tin vào đầu HS. GV cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về CNTT, sử dụng có hiệu quả CNTT trong học tập. HS có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau như sách, Internet, CD-ROM...Lúc này HS phải biết cách đánh giá và lựa chọn thông tin, không còn chỉ đơn thuần nhận thông tin một cáh thụ động vì nguồn thông tin vô cùng phong phú.

Như vậy việc sử dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần đổi mới PPDH trên các mặt sau đây : thực hiện học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tăng cường tự học trong quá trình dạy học, sử dụng luân chuyển những hình thức dạy học đa dạng, hình thành và sử dụng công nghệ dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.

* Đổi mới cách soạn bài

Giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của GV, ước lượng những hoạt động của HS trong tiết học, đề xuất những tình huống có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu của bài dạy.

thành các đơn vị kiến thức một cách thích hợp, từ đó hoạch định ra các hoạt động học tập chính của HS trong một giờ học.

1.4 .Hoạt động ngoại khóa trong dạy học ở nhà trường trung học phổ thông 1.4.1. Khái niệm hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoại khoá Vật lí

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tò i, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của GV nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục HS một cách toàn diện.

Với cách hiểu như trên, ngoại khoá được xem như một hình thức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới PP DH theo hướng “phát huy tính tích cực ... đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

1.4.2. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá tổ chức dạy học vật lí ở trường THPT

Hoạt động ngoại khoá là một trong ba hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay, ngoại khoá vật lí nói riêng và hoạt động ngoại khoá nói chung có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt, cụ thể là:

- Về giáo dục nhận thức: Hoạt động ngoại khoá giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn.

- Về rèn luyện kĩ năng: Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển, kĩ năng làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề…

- Về giáo dục tinh thần thái độ: Hoạt động ngoại khoá tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, muốn hoạt động của học sinh, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.

- Hoạt động ngoại khoá góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh như tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và cao nhất là tư duy sáng tạo.

- Ngoài ra hoạt động ngoại khoá còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.

1.4.3. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khoá vật lí

Hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá vật lí nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Việc tổ chức ngoại khoá dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh và có sự hướng dẫn của giáo viên.

- Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người.

- Có kế hoạch cụ thể về nội dung ngoại khoá, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.

- Kết quả hoạt động ngoại khoá của học sinh không đánh giá bằng điểm như đánh giá kết quả học tập nội khoá.

- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khoá vật lí thông qua sản phẩm mà học sinh có được, thông qua sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động và sự đánh giá này phải công khai, kết quả của học sinh phải được khích lệ kịp thời.

- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá phải đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.

1.4.4 .Nội dung ngoại khoá vật lí

Nội dung ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khoá, củng cố, đào sâu, mở rộng hợp lí các kiến thức trong chương trình vật lí, bổ sung những kiến thức mà học sinh còn thiếu hụt hay mắc sai lầm khi học nội khoá. Nội dung ngoại khoá vật lí ở trường phổ thông có thể gồm một số công việc chính như sau:

- Học sinh đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ thuật.

- Học sinh nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến, kĩ thuật chụp ảnh.

- Học sinh nghiên cứu thiết kế, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu những ứng dụng kĩ thuật của vật lí.

- Tham quan học tập tại các nhà máy, công trình thủy điện, câu lạc bộ khoa học kĩ thuật tại địa phương...

Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí, giáo viên phải dựa vào các yếu tố, đó là: Vai trò của hoạt động ngoại khoá vật lí; xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhưng học nội khoá chưa đáp ứng được do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học; nội dung ngoại khoá phải hấp dẫn để thu hút được đông

đảo học sinh tự nguyện tham gia. Nếu kết hợp các nội dung để tổ chức ngoại khoá sẽ làm các hoạt động phong phú hơn và thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn.

1.4.5. Các hình thức ngoại khoá vật lí

Việc chia ra các hình thức ngoại khoá chỉ là tương đối, có thể dựa theo số lượng học sinh tham gia, cũng có thể theo nội dung ngoại khoá…, có thể hình

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA PHẦN QUANG HÌNH HỌC'' LỚP 11 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH (Trang 25 -25 )

×