Xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực phú thọ (Trang 57 - 61)

V. Biện pháp khuyến khích nhân viên

1. Kích thích vật chất và kích thích tinh thần 1 Kích thích vật chất

1.3 Xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên

Một nhà lãnh đạo luôn tỏ ra khắc khe với nhân viên của mình, tự cho mình là nhân vật quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất, xem thường sự tham gia của nhân viên, xem thường năng lực nhân viên,… tất cả sẽ làm cho nhân viên khiếp sợ và bất an, luôn lo lắng bị lãnh đạo quát mắng, cắt lương, thưởng. Điều đó sẽ khiến nhân viên luôn thận trọng trong mọi hành vi, chỉ làm đúng yêu cầu của cấp trên mà không hề có tính sáng tạo trong công việc, không dám trình bày quan điểm của mình, hoàn toàn không có tâm huyết và gắn bó với công việc. Nhưng nếu lãnh đạo tỏ ra quá dễ dãi thì sẽ khiến cho nhân viên xem thường và thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc, có khi đây là một tại hại rất lớn cho lãnh đạo vì sự dễ dãi cả tin một số nhân viên có thành ý xấu.

Do đó, việc thiết lập mối quan hệ hài hòa, đúng mực với nhân viên sẽ giúp lãnh đạo đơn vị hạn chế bớt những khuyết điểm trên, đồng thời khuyến khích nhân viên trong mọi hoạt động vì chính bản thân họ, vì lãnh đạo và vì mục tiêu phát triển của toàn đơn vị.

Khi tiếp xúc với nhân viên không nên bắt đầu từ những lời lẽ gây khó chịu cho họ vì sẽ cho họ ngõ cụt trong vấn đề cần giải quyết. Khi hướng dẫn họ thực hiện công việc với tâm lý đang bị ức chế thì họ cũng không tiếp thu được. Dù bất kỳ trong tình huống nào cũng phải tạo ra sự ân cần nhã nhặn thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để tạo mối thiện cảm với nhân viên, các cấp lãnh đạo không chỉ quan tâm đến công việc mà nhân viên đó đang đảm nhận mà còn có thể quan tâm đúng mực đến cuộc sống riêng tư của nhân viên mình, những mối quan tâm của họ, các sở thích cá nhân,

một số quan điểm trong cuộc sống… để khi cần thiết có thể mang đến cho họ những lời khuyên và những sự giúp đỡ tốt nhất.

KẾT LUẬN

Qua những vấn đề phân tích ở trên, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Người lao động là một tổng thể trong các mối quan hệ xã hội và là yếu tố không thể thiếu được trong tổ chức hoặc trong doanh nghiệp. Bởi vì, con người vẫn luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của bất kỳ tổ chức nào, và sẽ không bao giờ cạn kiệt nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Trong quá trình hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác quản lý đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu đơn vị kinh doanh nào biết quản lý tốt thì sẽ mang lại hiệu quả và những thành công tốt đẹp cho đơn vị đó. Do đó, bộ máy quản lý nhân sự cần phải phát huy tối đa năng lực, làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mình. Ngoài ra, bộ phận nhân sự phải thường xuyên cập nhật thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhân sự để ngày càng hoàn thiện và vươn xa hơn nữa.

Công ty Điện lực có một nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng ngành to lớn, đó là một ưu thế không phải doanh nghiệp nào cũng có. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên rất nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng thi đua tăng năng suất lao động. Đó chính là tiền để góp phần tạo cơ hội cho Công ty Điện lực Phú Thọ phát triển hơn.

Để giữ vững, ổn định và phát triển hơn trong sản xuất kinh doanh của giai đoạn hiện nay và trong tương lai, Công ty Điện lực Phú Thọ phải giải quyết nhiều vấn đề khách quan lẫn chủ quan. Có nhiều biện pháp được đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu và quyết định sự thành công trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cải thiện công tác tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự để thỏa mãn được nhu cầu về trình độ, năng lực đề ra. Thông báo tuyển dụng phải được phổ biến rộng rãi hơn nữa, để có thể tìm được người thích hợp cho từng vị trí công việc. Sau khi ký kết hợp đồng lao động, Công ty Điện lực Phú Thọ nên sắp xếp nguồn nhân lực đúng phòng ban, phù hợp với khả năng của họ.

Đào tạo và đào tạo lại là một nhu cầu của tất cả mọi người, của Công ty Điện lực Phú Thọ, của mọi ngành nghề. Vì vậy, Công ty phải lên kế hoạch cụ thể và lâu dài, trở thành một chiến lược giúp cho đơn vị phát triển. Hàng năm, sắp xếp số lượng người được nâng cao trình độ, ngành nghề được đào tạo. Xây dựng một khoản ngân quỹ riêng dành cho công tác này.

Đời sống vật chất của người lao động rất quan trọng, nếu cuộc sống đầy đủ, đồng lương có thể giải quyết tốt cho sinh hoạt gia đình thì tinh thần của người lao động sẽ được thoải mái hơn. Tăng lương, phụ cấp lao động là điều kiện thúc đẩy mọi người làm việc hăng say hơn. Nhưng cũng còn có những biện pháp khuyến khích về tinh thần như: Tạo bầu không khí vui tươi lành mạnh, tổ chức những cuộc vui chơi giải trí bổ ích cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ những chính sách lương bỗng, đãi ngộ, dịch vụ y tế an toàn lao động. Phát huy tích cực của công đoàn. Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Phú Thọ cần phải ổn định việc làm cho nhân viên đúng với khả năng và năng lực của họ, tăng thu nhập, bảo đảm đời sống cho người lao động.

Chuyên đề này chỉ nêu lên một số khái quát nhằm góp phần nhỏ vào công tác nâng cao quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Phú Thọ. Với những kiến thức đã học và kinh nghiệm từ thực tế còn rất nhiều hạn chế, nên chuyên đề này sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp từ quý thầy cô.

PHỤ LỤC

Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong

Hoạch định chiến lược

Hoạch định NNL

Dự báo nhu cầu NNL

So sánh giữa nhu cầu và khả năng

Phân tích hiện trạng NNL

Cung= Cầu Cung >Cầu Cung < Cầu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực phú thọ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w