- Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất giống thủy
c. Chăm sóc và quản lý
Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn sử dụng cho giai đoạn này được trại sử dụng là thức ăn tự chế biến nhưng trong quá trình bố trí thí nghiệm thì cho ăn cả thức ăn tổng hợp và Artemia.
Thành phần thức ăn chế biến gồm 100% mực, hàu, tôm, lòng đỏ trứng gà tươi, bổ sung vitamin, sữa DHA, N0, men tiêu hóa, Canxinidium.
Thành phần thức ăn tổng hợp gồm lansy, tảo Spirulina, Frippak F2. + Thức ăn được cho ăn 4 cữ/ngày vào lúc 0h, 6h, 12h và 18h. Phương pháp cho ăn:
+ Thức ăn chế biến: Cân lượng thức ăn cần thiết, cà thức ăn vào nước qua vợt có kích thước mắt lưới Gas 30 (Me - Cua 1), sau đó tạt đều quanh bể.
Quản lý bể ương.
- Chế độ xi phông thay nước:
Xi phông đáy bể nhằm loại bỏ chất thải, thức ăn thừa, xác ấu trùng giảm sự ô nhiễm hữu cơ trong nước. Cuối mỗi giai đoạn cần xi phông đáy bể và thay 30% nước để vừa tạo môi trường trong sạch cho ấu trùng vừa kích thích quá trình lột xác. Ngoài ra, khi thấy đáy bể bẩn cũng tiến hành xi phông. Thời gian thay nước thường vào buổi sáng (8- 9h).
Lưu ý trong quá trình xiphon ấu trùng theo ống hút ra nên phải hứng vào vợt, rửa lại bằng nước ngọt và thu lại ấu trùng.
- Quản lý môi trường:
Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý khi môi trường biến động ảnh hưởng xấu đến đời sống ấu trùng. Vào cuối giai đoạn Me, khi ấu trùng chuyển sang sống đáy và sống bám ta tiến hành bỏ giá thể vào bể để ấu trùng có chỗ ẩn nấp nhằm giảm sự ăn lẫn nhau, nâng cao tỷ lệ sống.
Nhìn chung các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Nhiệt độ nước trong quá trình ương nuôi tương đối ổn định. Nhiệt độ trong ngày không thay đổi nhiều, giữa buổi sáng và buổi chiều không chênh lệch nhiều (1 – 20C). Do sự phân huỷ chất hữu cơ trong nước nên pH thường giảm dần trong quá trình nuôi và theo độ bẩn của bể nuôi. Độ mặn cũng giảm dần phù hợp với điều kiện sinh thái của từng giai đoạn ấu trùng.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh: Ngoài việc sử dụng các biện pháp phòng chung, trước khi thả ấu trùng vào ương, nước được xử lý EDTA 3 g/m3 để loại bỏ kim loại nặng và Shrimp favour để phòng các bệnh do vi khuẩn, nấm (2 - 3 g/m3). Ngoài ra con xử lý cả LARVA POWER và SHRIMP FAIR nhằm tránh hiện tượng ấu trùng bị sốc và bổ sung thêm vitamin, giúp ấu trùng khỏe mạnh, tỉ lệ sống cao.
Thời gian ương nuôi từ 28 – 32 ngày trong điều kiện độ mặn từ 24 - 30 ppm, nhiệt độ từ 27 – 300C, tỷ lệ sống đạt từ 3 – 4 %.