0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Content – Quản lý nội dung.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU JOOMLA VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 26 -33 )

Khái niệm section, category và content

Các bài viết trong trang web được quản lý theo dạng section và category. Đầu tiên chúng ta nên phân biệt được section và category là gì.

- Section hay còn gọi là thể loại hoặc chủ đề cha. - Category là con của section hay chủ đề con.

Một section có một hoặc nhiều category. Ví dụ như văn học được gọi là 1 section nó mang ý nghĩa chung nhất cho một thể loại bài viết.

Một category chỉ phụ thuộc vào một section duy nhất. Ví dụ như thơ ca, truyện ngắn là con của section văn học.

Chúng ta cùng xem "Cấu trúc nội dung của một Website" được thể hiện thông qua hình vẽ dưới đây:

Cấu trúc nội dung của một website.

Tạo một section

Đầu tiên chúng ta phải tạo section trước, tiếp sau đó là category. Để tạo section, vào menu Content --> Section manager.

Giao diện của Section Manager. Chọn New để tạo mới một section:

Giao diện tạo mới section

Tạo một category

Để tạo category, vào menu Content -> category manager.

Giao diện chính của Category Manager. Chọn New để tạo mới 1 category.

Giao diện tạo mới category Tạo mới một bài viết

Giao diện chính của Article Manager. Chọn nút lệnh New để Tạo mới bài viết.

Giao diện tạo mới bài viết Trong đó:

- Title: tiêu đề, bắt buộc phải có.

- Alias: bí danh. Tên bí danh có thể giống với tiêu đều, nhưng không sử dụng dấu tiếng việt. Bạn có thể có khoảng trống giữa các từ, Joomla sẽ tự động chèn dấu trừ (-) vào giữa các từ này.

- Published: Cho phép sử dụng section này hay không. Yes là có, No là không - Access Level: cấp độ truy cập. Public là tất cả mọi người, Registered là chỉ có thành viên đăng ký mới có thể truy cập. Special: những thành viên có quyền từ manager trở lên mới được phép xem.

- Ô soạn thảo Description – mô tả: dùng mô tả về ý nghĩa của section, category sẽ được tạo. Phần mô tả này có thể cho phép hoặc không cho phép hiển thị ra ngoài trang web thông qua việc cấu hình hiển thị.

- Frontpage: bài viết có xuất hiện ở trang chủ hay không, nếu không, bạn sẽ xem khi click vào menu có đường dẫn trỏ.

- Lệnh Move: Di chuyển 1 hoặc nhiều category sang một section khác Chú ý khi chọn loại bài viết:

- Nếu bài viết là loại thuộc 1 category nào đó thì phải chọn section trước rồi mới chọn caegory.

- Nếu bài viết không có section và category, chúng ta sẽ chọn Section và Category là Uncategorised

Vùng soạn thảo chính như hình sau:

Giao diện chính của cùng soạn thảo. - Tạo “Read more” hoặc “đọc thêm” cho bài viết.

Thường bài viết khi xuất bản sẽ có phần giới thiệu hoặc vào đề cho bài viết, sau đó người xem chọn chữ “read more” hoặc “đọc tiếp” để xem phần còn lại.

Để tạo Read more, di chuyển chuột đến đoạn cần ngắt để đặt chữ “Read more”, kéo xuống dưới khung soạn thảo, click chọn nút Read More. Một đường gạch màu đỏ sẽ được tạo ra để làm dấu hiệu.

Cài đặt tham số cho bài viết:

Bên phải vùng soạn thảo chính, chúng ta có thể cài đặt thêm tham số cho bài viết.

- Author: tác giả. Tác giả bài viết sẽ tự động chọn là người đang đăng nhập hoặc chọn lại user khác

- Access Level: mức độ truy cập bài viết.

- Finish Publishing: ngày hết hạn đăng bài. Nếu chọn một ngày nào đó trong tương lai thì bài viết sẽ tự động ẩn đi không hiển thị cho người truy cập xem. Nếu muốn đăng mãi mãi thi xóa nội dung trong ô này đi.

Chèn hình ảnh vào bài viết.

Trước tiên chèn hình ảnh vào bài viết, tất cả hình ảnh phải được lưu vào thư mục stories trong phần Media Manager.

Đưa con trỏ đến nơi cần chèn ảnh. Xuống cuối khung soạn thảo, chọn biểu tượng Image (xem ảnh ở phần trên). Một cửa sổ popup sẽ hiện ra cho chúng ta chọn hình.

- Cancel: hủy bỏ việc chèn hình hoặc chọn biểu tượng chữ X đen ở góc trên bên phải.

- Image URL: đường dẫn của ảnh đã chọn.

- Align: gióng lề cho ảnh. Có 3 kiểu giống lề là Left – trái, Right – phải và Not Set. Nếu chọn kiểu gióng lề thì ảnh chèn vào sẽ nằm bên trái hoặc bên phải bài viết, văn bản sẽ phủ chung quanh hình. Nếu Align là not set thì ảnh và văn bản sẽ nằm thành chung một hàng.

- Image Description: mô tả ngắn gọn về ảnh.

- Image Title: tiêu đề ảnh. Tiêu đề ảnh chỉ thấy được nếu dấu check Caption được chọn.

Lấy ảnh từ ổ cứng đưa lên host

Nếu ảnh bạn muốn chèn không có trong kho ảnh của hosting, bạn có thể lấy ảnh từ ổ cứng đưa lên trang web. Trước khi đưa ảnh lên, bạn cần xác định rõ ràng ảnh của bạn sẽ được đưa vào thư mục nào trên mạng bằng cách chọn thư mục bạn cần đưa ảnh vào trước khi lấy ảnh từ ổ cứng.

Trong mục Upload chọn tệp tin để mở thư mục chọn ảnh từ ổ cứng. Sau khi chọn xong, chọn Start Upload để đưa ảnh lên trên mạng.

CHÚ Ý:

Khi sửa hoặc đăng bài viết mới chúng ta không nên sử dụng phím <Backsapce> trên bàn phím để trở về trang trước, làm như thế bài viết sẽ bị khóa lại do cơ chế quản lý phiên bản bài viết. Nếu bài viết đó đang mở thì nó sẽ là cơ chế checkin, sau khi đóng lại nó sẽ là cơ chế checkout. Như vậy nếu nhấn phím <Backsapce> bài viết đó sẽ luôn trong tình trạng checkin nghĩa là đang bị sử dụng và không ai có thể vào nội dung bài viết đó để sửa. Điều duy nhất để trở về trang trước là sử dụng nút lệnh Close để đóng nó. Nếu bài viết bị khóa thì chính người soạn bài viết đó và phải sử dụng đúng máy tính đã soạn bài viết đó để vào trong và nhấn nút Close để thoát ra, bài viết sẽ trở lại trạng thái bình thường.

2.6 Các thành phần mở rộng trong Joomla. 2.6.1 Component.

Component là một trong các thành phần mở rộng của Joomla!, thực chất nó là

Menu component của Joomla.

Các Component mặc định của Joomla.

Trong phiên bản Joomla! 1.5 có tất cả 11 component mặc định được cung cấp kèm theo. Các component này được đặt trong thư mục [Joomla]/components và nằm trong các thư mục con tương ứng với ký hiệu là "com_xyz".

Danh sách các component và ý nghĩa của chúng: - com_banners: Quản lý bảng quảng cáo (banner). - com_contact: Quản lý các đầu mối liên hệ (contact).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU JOOMLA VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 26 -33 )

×