Thiết kế và marketing sản phẩm mới, chu kỳ sống của sản phẩm

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Chiến lược sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng” ppt (Trang 29)

Các tổ chức và doanh nghiệp ngày càng ý thức được sự cần thiết phải nghiên cứu hàng hoá và dịch vụ cũng như những ích lợi gắn liền với nó. Thời hạn sống của sản phẩm hiện có hôn nay đang thu ngắn lại và sẽ đến lúc phải thay thế chúng.

Những sản phẩm mới có thể thất bại. Mức rủi ro, liên quan đến việc đổi mới rất lớn nhưng ích lợi vật chất gắn liền với nó cũng rất lớn. Sự bảo đảm thành công cho hoạt động đổi mới là việc xây dựng một cơ cấu tổ chức lành mạnh để nghiên cứu những ý tưởng về hàng hoá mới, tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và thông qua những quyết định có căn cứ cho từng giai đoạn sáng tạo ra sản phẩm mới. Quá trình tạo ra sản phẩm mới bao gồm tám giai đoạn: Hình thành ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, soạn thảo dự án và thẩm định nó, thẩm

định chiến luợc marketing, phân tích các khả năng sản xuất và tiêu thụ, thiết kế hàng hoá, thử nghiệm trong điều kiện thị trường và triển khai sản xuất đại trà. Mục đích của từng giai đoạn là thông qua quyết định là nên hay không nên tiếp tục nghiên cứu các ý tưởng. Công ty cố gắng giảm tới mức tổi thiểu những cơ hội nghiên cứu những ý tưởng yếu kém, sàng lọc ra những ý tưởng hay.

Mỗi sản phẩm hàng hoá đưa vào sản xuất đại trà đều có một chu kỳ

sống riêng của nó, được đánh dấu bằng một loạt những vấn đề không ngừng phát sinh và những khả năng mới. Lịch sử thương mại sản phẩm của hàng hoá

điển hình có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị trên đó phân rõ bốn giai đoạn. Giai đoạn tung ra thị trường đặc trưng bằng sự tăng chậm mức tiêu thụ và lợi nhuận tối thiểu cho đến khi hàng hoá khai thông các kênh phân phối. Nếu thành công thì hàng hoá bước vào giai đoạn phát triển mà nét đặc trưng là tăng nhanh mức tiêu thụ và tăng lợi nhuận. Trong giai đoạn này công ty cố

gắng cải tiến hàng hoá, xâm nhập vào những phần thị trường mới và các kênh phân phối mới, cũng như giảm giá chút ít. Sau đó là giai đoạn chín muồi, khi mức tiêu thụ tăng chậm lại còn lợi nhuận thì ổn định. Để đẩy mạnh tiêu thụ

công ty tìm kiếm những phương pháp đổi mới bao gồm cải biến thị trường, cải biến hàng hoá, cải biến hệ thống marketing- mix. Cuối cùng hàng hoá bước vào giai đoạn suy thoái, khi mức tiêu thụ và lợi nhuận giảm. Nhiệm vụ

công ty trong giai đoạn này là phát hiện ra những hàng hóa già cỗi và thông qua quyết định đối với từng mặt hàng hoặc là tiếp tục sản xuất, hoặc là “ thu hoạch thành quả”, hoặc là loại khỏi danh mục hàng hoá. Trong trường hợp cuối có thể bán hàng hoá đó cho công ty khác hay đơn giản là chấm dứt sản xuất.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SƠN HẢI PHÒNG

I. Gii thiu v công ty và hin tình marketing ca công ty.

Công ty Sơn Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở

công nghiệp Hải Phòng với chức năng là sản xuất kinh doanh mặt hàng sơn các loại

Công ty có hai địa điểm:

- Cơ sở 1: Số 12 Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng

Là văn phòng giao dịch và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kho phòng tiêu thụ.

- Cơ sở 2: Xã An Đồng - Huyện An Hải - Hải Phòng Là cơ sở sản xuất,kho tàng và các phòng nghiệp vụ.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn Hải Phòng.

Công ty Sơn Hải Phòng được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 1960, với cái tên ban đầu là xí nghiệp Sơn dầu và số lao động chỉ có 31 người, trang thiết bị thủ công, sản phẩm sơn gốc dầu là chủ yếu. 40 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xí nghiệp sơ dầu nay là Công ty sơn

Hải Phòng vẫn không ngừng duy trì và phát triển đến nay đã trải qua 3 giai đoạn thay đổi cơ chế:

- Giai đoạn thứ nhất từ năm 1960-1976:

Năm 1960 sau khi cải tạo tư bản tư doanh, thành phố quyết định thành lập Công ty hợp doanh trên cơ sở nhà tư sản sản xuất sơn(nhà tư bản Nguyễn Thái Sơn).

Hình thức tài sản của nhà tư sản được tập trung lại cùng với Nhà nước tổ chức sản xuất mặt hàng sơn, hàng tháng trả lợi tức, vốn cho các nhà tư sản.

Đến năm 1976 việc trả lợi tức vốn xong, quyền sở hữu hoàn toàn của Nhà nước.

- Giai đoạn thứ hai từ năm 1976-1989

Giai đoạn này thuộc cơ chế bao cấp, xí nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu Nhà nước giao, vật tư được cung cấp và sản phẩm hoàn thành giao cho cơ

quan cung ứng của Nhà nước.

- Giai đoạn thứ ba từ năm 1980 đến nay: Là thời kỳ kinh tế thị trường, Công ty độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự khai thác nguồn vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Năm 1992 Công ty thực hiện phương án di chuyển và mở rộng nhà máy Sơn Hải Phòng bằng nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư và quỹ viện trợ SIDA,

đã nhập thiết bị làm sơn của Cộng hoà Liên bang Đức trị giá 590.000 USD và

đầu tư 1,5 tỷ đồng Việt Nam vào xây dựng và cải tạo nhà xưởng. Đến 6/1992 công trình được đưa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định cuối năm là gần 10 tỉ đồng Việt Nam và đến nay tổng giá trị tài hiện có là trên 58 tỉ đồng. Năm 1997, Công ty tiếp tục đầu tư 20 tỉ đồng Việt Nam để nhập thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển cao cấp của hãng CHUGOKU Nhật Bản, với công suất ban đầu là 16000 - 2000 tấn /năm và dự tính công suất sẽ

trường nhưng năm nào Công ty cũng hoàn thành kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước và từ một vài sản phẩm đơn điệu đến nay công ty có hơn một trăm chủng loại sơn khác nhau phục vụ cho các ngành kinh tế quan trọng như: Giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp và tàu biển, công trình biển...

Công ty đã liên tục được UBND Thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc, doanh nghiệp quản lý giỏi 10 năm liên tục và được tặng thưởng 5 huân chương lao động các loại cho tập thể và cá nhân.

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ của Công ty được quy định trong điều lệ thành lập Công ty là cơ sở pháp lý quy định phạm vi giới hạn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

a. Chức năng của Công ty sơn Hải Phòng:

- Sản xuất KD các loại sơn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Cty được Bộ TM cấp giấy phép XNK các loại hoá chất phục vụ ngành sơn.

- Hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm phát huy năng lực và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

b. Nhiệm vụ của Công ty sơn Hải phòng:

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước được Thành phố

giao cho Công ty quản lý bao gồm cả phần vốn đau tư và doanh nghiệp khác nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển phần vốn và các nguồn khác đã được giao.

- Trả các khoản nợ mà Công ty trực tiếp vay hoặc khoản tín dụng được Thành phố bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã

chịu trách nhiệm trước thành phố về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do Công ty thực

hiện.

3. Sơđồ tổ chức và nguồn nhân lực của công ty.

3.1. Sơđồ tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban.

Sơđồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty sơn Hải phòng : GI M ĐỐC PGĐ SN XUT - NI CH NH PGĐ KĨ THUT + QMR Phòng t chc h nh chính Phân xưởng cơ đin Phân xưởng sn xut Nha Phân xưởng sn xut Sơn Phòng kế hoch vt tư Phòng kế toán t i vPhòng tiêu thPhòng Marke tting dch v KT Phòng kthut Phòng thnghiPhòng bo đảm cht lượng QA Chú dn Quan h h trQuan h chỉđạo, chỉđạo tác nghip

Dưới góc độ của người làm marketing ta thấy công ty đã khai thác rất tốt một quá trình marketing căn bản đó là Tư vn sn phm cho khách h ng hoc nhn đơn đặt h ng Phân xưởng sn xut thc hơn theo theo đơn

đặt h ng tphòng marketing ca công đưa xung Phòng tiêu th tiến h nh giao sn phm Thc hin dch vbo h nh sau khi bán

Giải thích: ở đây phòng marketing và dịch vụ kỹ thuật nhận đơn đặt hàng của khách hàng( đối với khách hàng đã xác định rõ nhu cầu) hoặc tư

vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp sau khi đã khảo sát tình hình thực tế

tại hiệc trường, sau đó phân xưởng sản xuất thực sx theo thông tin về đơn đặt hàng từ phòng marketing. Phòng tiêu thụ có trách nhiệm giao hang theo yêu cầu của khách hàng. Cuối cùng là tiến hành việc bảo hàn sản phẩm sau khi sơn (nếu có). Trong toàn bộ quá trình này còn có sự tham gia của các phòng ban khác như phòng tài chính, phòng ngiên cứu mẫu sơn, phòng mạ...hoàn thành một quá trình khép kín từ marketing tới công việc cuối cùng là bào hành và tiến hành thanh toán hợp đồng

3.2. Các đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty sơn Hải phòng :

Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty hiện nay là 226 người trong đó nữ 68 người chiếm 30% và nam là 158 người chiếm 70%. Cụ thể

Biểu 1: Tình hình lao động của công ty: Đơn vị: người Độ tuổi STT Chỉ tiêu lao động Tổng số nữ ≤ 30 31÷4041÷50 > 50 Tỉ lệ % 1 Lao động quản lý, nghiệp vụ 53 24 15 13 18 7 23,5 Trong đó: - Là đảng viên ĐCSVN 37 15 5 12 14 7 16,4 - Có trình độ trung học, cao đẳng 14 8 3 2 5 4 6,2 - Có trình độđại học 32 13 12 11 6 3 14,2 - Ngoại ngữ: Nói, đọc, viết thành thạo 8 2 1 3 2 2 Trình độ C 5 1 1 1 1 2 2 Lao động trực tiếp sản xuất 173 44 25 73 69 6 76,5 Trong đó; - Là đảng viên ĐCSVN 31 5 - 15 15 1 13,7 - Có trình độ trung học, cao đẳng 9 6 2 1 6 - 4,0 - Có trình độđại học 17 4 7 7 3 - 7,5 - Có trình độ ngoại ngữ bằng C 1 1 - - - - Bậc thợ: + Bậc 3 trở xuống 36 13 12 15 7 - 15,9 + Bậc 4 39 7 4 23 12 - 17,3 + Bậc 5 48 8 - 24 20 2 21,2 + Bậc 6 trở lên 24 7 - 3 19 2 10,6 3 Phân tích lao động có trình độđại học 49 17 19 18 9 3 Trong đó: - Nhóm kinh tế 23 12 13 6 4 - + Nhóm kỹ thuật 23 4 6 10 4 3 + Nhóm khác 3 1 - 2 1 -

Độ tuổi Số người Tỉ lệ %

Dưới 30 40 17,7

31 đến 40 86 38

41 ÷ 50 87 38,5

51 trở lên 13 5,8

Qua hai biểu trên ta nhận thấy nổi bật một số điểm như sau: - Số trình độ đại học : 49 người, chiếm 21,7%.

- Công nhân thợ bậc cao : 72 người, chiếm 31,8%. - Đảng viên Đảng CSVN : 68 người, chiếm 30%. - Độ tuổi dưới 40 : 126 người, chiếm 55,7%.

Số liệu cho thấy công ty có một số lượng lao động khá lớn, số người có trình độ chuyên môn cao (kinh tế, kỹ thuật), chiếm tỷ lệ phần trăm lớn, trước mắt đã đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Theo góc độ marketing:

Qua một thời gian làm việc thực tế tại công ty, tôi thấy nhân viên marketing của công ty làm việc khá tốt, nhiệt tình, năng động, nhưng còn chưa có sự sáng tạo trong công việc nhất là trong giao dịch và tìm kiếm khách hàng mới, phần lớn chỉ là giao dịch thường xuyên với khách hàng quên của công ty, nghiệp vụ marketing còn chưa cao do phần lớn số lượng lao động này là chuyển từ phòng tiêu thụ cũ. Khả năng giao dịch qua điện thoại với khách hàng là người nước ngoài chỉ có ở một số ít người trong phòng marketing

+Theo góc độ sản xuất: Số lượng bộ máy gián tiếp còn cao, chiếm 23,5%, điều này Công ty cũng cần phải xem xét lại để tinh giảm bộ máy gián tiếp cho phù hợp.

4. Đặc điểm về tài chính:

Từ khi thành lập đến nay, Công ty hiện cố gắng bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Tổng nguồn vốn(2000) là: 58.105.618.078đ

Trong đó nguồn vốn kinh doanh là: 13.590.095.965đ

Chia ra: + Vốn ngân sách : 11.414.519.676đ

+ Vốn tự bổ xung: 1.951.434.289đ

+ Vốn liên doanh : 224.142.000đ

Tổng nguồn vốn (2002): 62.131.653.410 tăng 6,93% so với năm 2000 Trong đó nguồn vốn kinh doanh: 15.164.978.450 tăng 11,59% so với năm 2000

+Vốn ngân sách: 11. 414.519.676

+Tự bổ xung:3.231.826.690 tăng 65,6% so với năm 2000 + Vốn liên doanh:518.632.084

5. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty:

- Công ty hiện có 2244 m2 đất, gồm nhà điều hành văn phòng giao dịch va kho tàng số 12 Lạch Tray - Ngô Quyền ở trung tâm Thành phố Hải Phòng

Trong đó: Nhà văn phòng: 581 m2

Kho: 700 m2

- 14873m2đất tại khu công nghiệp Tam Quán xã An Đồng - An Hải quốc lộ 5, cửa ngõ Thành phố Hải Phòng. Trong đó:

+ Nhà xưởng: 2300m2 + Kho: 2000 m2

- Ngoài ra Công1 ty còn có diện tích mặt bằng rộng rãi, nhà xưởng thoáng mát, môi trường trong sạch giao thông thuận lợi, khuôn viên đẹp rất thuận cho việc sản xuất cũng như giao dịch kinh doanh

6. Hiện tình marketing của công ty. a.Danh tiếng của công ty a.Danh tiếng của công ty

Được thành lập khá sớm so với các công ty sơn hiện có ở thị trường Việt Nam, do vậy công ty sơn đã có được những danh tiếng đáng kể về cả

truyền thống của công ty cũng như tiếng tăm của sản phẩm sơn trong ngành sơn công nghiệp và sơn gia dụng. điều đó thể hiện qua sự tăng liên tục về

doanh số và thị phần qua các năm

b.Thị phần

Điểm qua một số công ty sản xuất sơn lớn trong nước trong toàn bộ thị trường nội địa, ta có thể ước tính được thị phần của công ty sơn Sơn Hải Phòng và các công ty Sơn khác như sau:

(Theo nguồn thu thập số liệu của công ty qua các báo cáo tài chính trên các ấn phẩm của tạp chí tài chính năm 2000)

TT Tên doanh nghiệp Sản lượng (Tấn) Doanh thu (1000đ) Thị phần (sản lượng) 1. Công ty Sơn Hải Phòng 1.750 44.197.000 7,49% 2. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội 3.500 70.000.000 14,98% 3. Xí nghiệp Sơn Hà Nội 1.200 25.000.000 5,14% 4. Sơn Đông Á 1.500 40.000.000 6,42% 5. Sơn Bạch Tuyết 3.500 98.000.000 14,98% 6. Sơn Đồng Nai 1.600 40.000.000 6,85% 7. Sơn Inter paint 2.000 90.000.000 8,56% 8. Sơn Jotun 800 30.000.000 3,425% 9. Các hãng sơn nhỏ khác 500 - 2,14% 10. Sơn nhập ngoại > 7.000 - 29,98% > 23.350 100%

Nhận xét: Mặc dù chiếm được một thị phần còn rất khiêm tốn trong toàn nghành nhưng điều đó cũng thể hiện được những bước đi vứng chắc của công ty sơn Hải Phòng trong thị trường có sự tham gia của rất nhiều những công sơn nước ngoài nổi tiếng trên thế giới

c. Chất lượng sản phẩm

Công ty có một dây chuyền sản xuất nhựa tổng hợp của Cộng hoà Liên

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Chiến lược sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng” ppt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)