.4.3 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khoá vật lí

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khóa phần quang hình học'' lớp 11 THPT nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 31)

Hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá vật lí nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Việc tổ chức ngoại khoá dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh và có sự hướng dẫn của giáo viên.

- Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người.

- Có kế hoạch cụ thể về nội dung ngoại khoá, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.

- Kết quả hoạt động ngoại khoá của học sinh không đánh giá bằng điểm như đánh giá kết quả học tập nội khoá.

- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khoá vật lí thông qua sản phẩm mà học sinh có được, thông qua sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động và sự đánh giá này phải công khai, kết quả của học sinh phải được khích lệ kịp thời.

- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá phải đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.

1.4.4 .Nội dung ngoại khoá vật lí

Nội dung ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khoá, củng cố, đào sâu, mở rộng hợp lí các kiến thức trong chương trình vật lí, bổ sung những kiến thức mà học sinh còn thiếu hụt hay mắc sai lầm khi học nội khoá. Nội dung ngoại khoá vật lí ở trường phổ thông có thể gồm một số công việc chính như sau:

- Học sinh đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ thuật.

- Học sinh nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến, kĩ thuật chụp ảnh.

- Học sinh nghiên cứu thiết kế, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu những ứng dụng kĩ thuật của vật lí.

- Tham quan học tập tại các nhà máy, công trình thủy điện, câu lạc bộ khoa học kĩ thuật tại địa phương...

Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí, giáo viên phải dựa vào các yếu tố, đó là: Vai trò của hoạt động ngoại khoá vật lí; xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhưng học nội khoá chưa đáp ứng được do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học; nội dung ngoại khoá phải hấp dẫn để thu hút được đông

đảo học sinh tự nguyện tham gia. Nếu kết hợp các nội dung để tổ chức ngoại khoá sẽ làm các hoạt động phong phú hơn và thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn.

1.4.5. Các hình thức ngoại khoá vật lí

Việc chia ra các hình thức ngoại khoá chỉ là tương đối, có thể dựa theo số lượng học sinh tham gia, cũng có thể theo nội dung ngoại khoá…, có thể hình thức tổ chức này bao gồm cả hình thức tổ chức khác. Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi thấy hiện nay người ta thường tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí theo những hình thức sau:

- Đọc sách, báo về vật lí và kĩ thuật.

- Tổ chức buổi báo cáo về một số vấn đề của vật lí, có thể kết hợp biểu diễn thí nghiệm.

- Tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo được.

- Tham quan các công trình kĩ thuật ứng dụng vật lí.

- Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình kĩ thuật. - Tổ chức hội vui vật lí.

- Ra báo tường hoặc tập san về vật lí.

Tùy vào nội dung kiến thức làm ngoại khóa, điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, thời gian tổ chức ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khóa cho phù hợp để tạo nên hiệu quả cho hoạt động.

1.4.6. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá vật lí

Dạy học hoạt động ngoại khoá vật lí tuy có khác biệt so với dạy học nội khóa, nhưng để có tác dụng tích cực đối với hoạt động nhận thức của học sinh thì dạy học ngoại khóa cũng có thể được thực hiện theo các kiểu định hướng sau:

- Định hướng tìm tòi: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo viên không chỉ ra một cách tường minh các kiến thức, cách thức hoạt động mà chỉ gợi ý để học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận.

- Định hướng khái quát chương trình hoá: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo viên cũng gợi ý cho học sinh tự tìm tòi nhưng sự hướng dẫn được chương trình hóa theo các bước dự định hợp lí. Nếu học sinh không thể giải quyết nhiệm vụ với sự hướng dẫn ban đầu giáo viên sẽ gợi ý thêm, cụ thể hoá hơn, chi tiết hơn những vấn đề từng bước để thu hẹp hơn phạm vi, mức độ phải tìm tòi cho vừa sức của học sinh, sau đó học sinh tự thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Định hướng tái tạo: Là việc giáo viên chỉ ra một cách cụ thể các kiến thức cần huy động và cách thức hoạt động để sau đó học sinh tự chủ giải quyết nhiệm vụ. Trong qui trình học sinh tự thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi để kịp thời giúp đỡ nếu thấy các em thực sự gặp khó khăn mà không tự mình giải quyết được.

Để đảm bảo tăng cường tính tích cực, tự lực của học sinh ta cần sử dụng định hướng tìm tòi trước, nếu học sinh không thực hiện được nhiệm vụ thì giáo viên chuyển sang định hướng khái quát chương trình hóa. Nếu học sinh vẫn gặp khó khăn thì phải chuyển sang định hướng tái tạo. Tuy nhiên do hoạt động ngoại khóa không bị bó hẹp về thời gian nên sau khi gợi ý giáo viên cần để cho học sinh có thêm thời gian suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

1.4.7. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá

Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ quy trình cụ thể quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tôi thấy, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí có thể tuân theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá.

Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khoá, căn cứ nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học nội khóa của bộ môn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức của học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức, việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích tính tích cực, sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu.

Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa.

Khi lập kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá cần xây dựng những nội dung sau:

- Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động gồm có: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ, mục tiêu thái độ, tình cảm.

- Xây dựng nội dung ngoại khóa ở dạng những nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

- Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học trong đó có các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết.

- Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.

Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch.

Khi tổ chức ngoại khoá theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung sau: - Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không theo kế hoạch.

- Đối với các hoạt động có quy mô lớn, đông học sinh tham gia như ở khối, lớp thì giáo viên tham gia là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận rộng rãi những nội dung ngoại khoá, làm sao để học sinh tự nhận thấy được những công việc mình cần làm, tự phân công nhau thực hiện những công việc đó.

- Đối với những hoạt động ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm học sinh thì cần để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ được giao, giáo viên chỉ xuất hiện khi học sinh ở vào tình huống gặp khó khăn, lúng túng mà không tự xử lí được.

- Sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá, giáo viên phải đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để những đợt ngoại khoá sau đạt hiệu quả cao hơn.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng.

Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá phải dựa vào cả quá trình diễn ra hoạt động, giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua tính tích cực, sự hứng thú, thu hút được nhiều học sinh tham gia và căn cứ những nội dung kiến thức, kĩ năng, tình cảm thái độ mà học sinh có được. Ngoài ra, sản phẩm mà học sinh làm được cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Vì vậy, cần tổ chức cho học sinh báo cáo, giới thiệu sản phẩm đã làm được trong thời gian tham gia hoạt động ngoại khoá, ngoài ra đây cũng là việc làm nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động sau này.

Trên đây là quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào yêu cầu giáo dục và điều kiện hoàn cảnh của từng trường, từng lớp mà có thể vận dụng một cách mềm dẻo các bước để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.8. Vai trò dạy học ngoại khóa đối với việc phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh tạo cho học sinh

Hoạt động ngoại khóa vật lí nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt: nhận thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tinh thần; thái độ làm việc. Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển năng lực tư duy như tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá dựa trên tinh thần tự nguyện của từng học sinh là một biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được hoạt động, vui chơi, độc lập suy nghĩ, tạo cho học sinh nhu cầu đọc thêm tài liệu tham khảo, sách báo v.v... Ngoại khoá là điều kiện để học sinh trao đổi những ý tưởng, nguồn tri thức, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra, phát triển tư duy độc lập, tính tích cực, tự lực, chủ động của cá nhân. Có nhiều biện pháp phát huy tính tích cực của hoạt động nhận thức của học sinh, trong tổ

chức hoạt động ngoại khoá vật lí, chúng tôi chú trọng việc dùng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khóa chúng tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá hỗ trợ cho học nội khoá trong việc củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống và kĩ thuật, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Hoạt động ngoại khoá mang tính tự nguyện, có nội dung và hình thức tổ chức đa dạng, phương pháp hướng dẫn mềm dẻo, gây được sự hứng thú học tập cho học sinh. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá không cứng nhắc, tuỳ thuộc vào nội dung, hình thức tổ chức và tình hình cụ thể của nhà trường, của học sinh để điều chỉnh cho phù hợp. Những kiến thức học sinh thu được khi tham gia các hoạt động ngoại khoá thường sâu sắc và có tính bền vững, sản phẩm học sinh làm ra mang nhiều ý nghĩa. Ngoài những thu nhận về kiến thức một cách sâu sắc thì hoạt động ngoại khóa còn giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi nói trước đám đông. Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết cách đề xuất ý tưởng, dẫn dắt và bảo vệ ý tưởng của mình. Giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo ra tiền lệ tốt cho quá trình học tập và nghiên cứu của các em sau này.

Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động ngoại khóa thì người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương trình để lựa chọn được đề tài hay. Xây dựng được kế hoạch hoạt động ngoại khóa chi tiết, cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của từng trường để thu hút được học sinh tham gia vào hoạt động. Biết kết hợp với tổ chức Đoàn - Hội, tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường và các tổ chuyên môn để tổ chức hoạt động ngoại khóa linh hoạt, mềm dẻo có hiệu quả cho học sinh. Tạo ra sự sôi động, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong các buổi hoạt động tập thể. Từ đó lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia và phát huy tối đa tác dụng của công tác ngoại khóa.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHOÁ VỀ “QUANG HÌNH HỌC” CHO HỌC SINH LỚP 11

2.1. Nội dung, kiến thức phần “Quang hình học” trong chương trình Vật lí THPT – SGK mới Vật lí THPT – SGK mới

2.1.1 Phân phối chương trình

Phần “Quang hình học” trong chương trình Vật lí THPT – SGK mới được chia ra làm hai phần chính ở hai chương :

- Khúc xạ ánh sáng

- Mắt. Các dụng cụ quang học.

Phần Quang hình được phân bố ở chương trình học cuối lớp 11, với tổng

số tiết là 19 tiết, trong đó có 11 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành, 6 tiết bài tập. So với chương trình SGK cải cách giáo dục cũ đã có sự thay đổi về sự phân phối thời lượng cũng như thời gian học. Cụ thể như sau:

- Trước đây phần Quang học được đưa hết vào chương trình Vật lí của lớp 12, được phân phối thành 40 tiết, trong đó có 25 tiết lí thuyết, 11 tiết bài tập, 4 tiết thực hành.

2.1.2 So sánh về nội dung kiến thức phần “Quang hình học” giữa SGK mới và SGK cải cách giáo dục mới và SGK cải cách giáo dục

- Với SGK mới phần Quang hình đã được rút gọn kiến thức về gương cầu và gương phẳng; các khái niệm tia sáng, chùm tia sáng, đ ịnh luật phản xạ ánh sáng không được đề cập đến vì đã học ở THCS.

- Đối với SGK Vật lí mới, cả chương trình cơ bản và nâng cao kiến thức mới được đưa thêm vào : cáp quang

- Ngoài sự khác biệt về nội dung kiến thức, trong nội dung cụ thể của từng

Ví dụ : Thay thuật ngữ “Giới hạn nhìn rõ” bằng thuật ngữ “Khoảng nhìn rõ”

Không dùng thuật ngữ “Sửa các tật của mắt” mà dùng thuật ngữ “Khắc phục các tật của mắt”...

2.1.3 Các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được khi học phần “Quang hình học” học phần “Quang hình học”

* Đối với SGK Vật lí theo chương trình chuẩn

Chủ đề Kiến thức Kĩ năng Ghi chú

Khúc xạ ánh sáng a.Định luật khúc xạ ánh sáng. Chiết suất. Tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. b.Hiện tượng phản xạ toàn phần. Cáp quang

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng này.

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khóa phần quang hình học'' lớp 11 THPT nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w