0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Cách làm bài thi: Phải biết chọn ý để trả lời.

Một phần của tài liệu NHỮNG KINH NGHIỆM ÔN THI VÀ THI ĐẠI HỌC ĐẠT KẾT QUẢ NHƯ Ý MUỐN (Trang 46 -49 )

biết chọn ý để trả lời.

Đề thi những năm gần đây thường có nhiều câu hỏi nhỏ, trước kia chỉ có 4-5 câu, hiện nay đề thường có 7-8, thậm chí có thể đến cả chục câu và trong một câu có khi lại có nhiều ý nhỏ. Chính vì điều này nên HS phải học phủ kín toàn bộ chương trình, không học tủ được.

HS phải biết cách chọn ý để trả lời. Lỗi các em hay mắc là làm theo kiểu cũ, câu hỏi chỉ hỏi một vấn đề nhỏ, nhiều em học

thuộc lòng máy móc, trả lời hết những gì mình biết có liên quan đến vấn đề đó thành ra rất dài và không còn đủ thời gian làm câu khác. Đừng nghĩ rằng thừa hơn thiếu, đề hỏi gì các em trả lời trực tiếp vào ý đó, vậy là đủ.

Nếu có câu nào nghĩ rằng mình vẫn còn thiếu một ý nào đó mà chưa nghĩ ra, thì cứ để cách ra một phần giấy, sau khi làm xong quay lại làm tiếp. Không ai trừ điểm cái khoảng trống đó.

Hỏi- đáp liên quan

Hỏi:

Xin cho biết chương trình ôn tập môn Sinh.

Trả lời:

- Thầy Phan Kỳ Nam: Chương trình Sinh học chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên nội dung kiến thức lớp 12 có kế thừa một số kiến thức lớp 10 và lớp 11, ví dụ chương chủ yếu là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, một chương cực kỳ quan trọng, bài tập thường rơi vào kiến thức chương này - Các quy luật di truyền. Các đề thi năm trước, 60% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, còn lại thuộc kiến thức lớp 11 và lớp 10.

Hỏi:

Môn Sinh chú trọng lớp 12 hay rải đều ở 3 khối lớp? Khi học, chỉ học trong SGK hay cả tài liệu tham khảo?

Trả lời:

sinh bị ám ảnh. Trong đề thi, phần kiến thức lớp 12 chiếm khối lượng lớn (khoảng 60-70%). Tuy nhiên, học sinh phải học liên hoàn các kiến thức từ thấp lên thì mới có thể làm bài. Học sinh không nên sa đà vào sách tham khảo. Cách học: học theo từng bài, từng chương. Ở mỗi bài, ghi nhận lại những ý chính cần nhớ, cần nhận xét, giải thích. Ví dụ: Bài các nhân tố tiến hóa: khái niệm đột biến, 2 đặc điểm quan trọng, vai trò của quá trình đột biến... Cuối cùng đặt ra mối liên hệ giữa các chương với nhau, theo những kiến thức trong SGK. Sách tham khảo chỉ để tham khảo, tránh học thuộc lòng đáp án của những đề mẫu. Bài tập, trước hết làm những bài có tính chất áp dụng, sau đó giải những bài tập khó hơn, không nên sa đà vào những bài tập lắt léo, xu hướng ra đề không theo hướng này. Học sinh nên lưu ý giữ gìn sức khỏe, có chế độ sinh hoạt (học tập và nghỉ ngơi) hợp lý để giữ được sự thăng bằng trong kỳ thi rất quan trọng sắp tới.

Một phần của tài liệu NHỮNG KINH NGHIỆM ÔN THI VÀ THI ĐẠI HỌC ĐẠT KẾT QUẢ NHƯ Ý MUỐN (Trang 46 -49 )

×