- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.
1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt
1.3. Quy trình phân tích (CM 520)
a) Yêu cầu: Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán.
b) Khái niệm: Quy trình phân tích làà việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.
c) Nội dung: Gồm việc so sánh các thông tin tài chính theo thời gian, không gian, so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự tính; so sánh các thông tin tài chính với nhau; so sánh giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (đ.05-07).
d) Mục đích: Được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán nhằm: giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác; như một thử nghiệm cơ bản; và để kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán, (đ08).
đ) Các thủ tục: Thủ tục cụ thể cho các mục đích này quy định trong các đoạn từ 09-14.
e) Mức độ tin cậy của quy trình phân tích: Kết quả của quy trình phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: tính trọng yếu của tài khoản hoặc loại nghiệp vụ; các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, (đ.15-17).
g) Điều tra các yếu tố bất thường: Nếu kết quả phân tích có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. (đ.18,19).