V sẽ được tách vể hai phía và điện trường nội trong chuyển tiếp gi ảm đi D òng điện
Pv ớ iP elec VI ;
4.4. Cấu trúc của điốt phát quang LED
Có 2 loại điốt phát quang là điốt phát mặt (surface – emitting diode) và điốt
phát cạnh (edge – emitting diode). Các loại điốt này chỉ khác nhau về vị trí phát
xạ, còn cấu trúc của nó đều dựa trên chuyển tiếp p-n kiểu đồng thể hoặc dị thể
có lớp hoạt tính được kẹp giữa 2 lớp p và lớp n. Điốt phát mặt là nguồn
Lambertian có phân bố góc Se(θ) = Socosθ ở cả 2 phía. Góc phân kỳ ở tại
FWHM là 120°.
Điốt phát cạnh có cấu trúc giống laser bán dẫn công tắc dải nhưng không có gương phản xạ. Góc phân kỳ tại FWHM chỉ khoảng 30° do đó hiệu suất ghép
nối vào sợi dẫn quang tăng lên rất nhiều so với điốt phaá mặt. Băng tần điều chế
của điốt phát cạnh có thể đạt tới 200MHz. Việc lựa chọn điốt phát mặt hay
cạnh phụ thuộc vào giá cả và mục đích sử dụng.
§5. Laser bán dẫn
Laser bán dẫn là linh kiện phát quang lý tưởng cho thông tin quang do: công suất phát quang cao, góc phân kỳ nhỏ do đó tăng hiệu suất ghép nối laser - sợi
quang, ánh sáng phát xạ kết hợp với độ rộng phổ khá hẹp. Hiện nay laser bán
dẫn đã có thể phát chùm sáng với độ rộng phổ < 0,1nm tại -3dB và tần số điều
Loại n
GaAs
Công tắc kim loại
Công tắc kim loại
Hình 3.7. Cấu trúc diode phát quang bề mặt(trái) và phát cạnh (phải)
Công tắc kim loại
Loại n GaAs n-AlGaAs p-GaAs P-AlGaAs Pt-GaAs Hướng phát xạ Giếng do ăn mòn Phát mặt Phát cạnh SiO2 Vùng phát xạ
biến trực tiếp có thể đạt hơn 25GHz. Đa số hệ thống thông tin quang hiện nay
sử dụng laser bán dẫn là nguồn phát tín hiệu quang.