CHƯƠNG V. QUY HO CH XÂY D NG HC V IN Q UN LÝ GIÁO DC ẢỤ ai m quy ho ch xây d ngH c v in Q un lý giáo d c. Đị để ảụ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN THÀNH LẬP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC pdf (Trang 51 - 53)

DỤC

5.1. Địa điểm quy hoạch xây dựng Học viện Quản lý giáo dục.

Trong thời gian trước mắt, từ nay cho đến năm 2010 thì Học viện Quản lý giáo dục vẫn sử dụng cơ sở vật chất hiện có của Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào taọ tại số 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giai đoạn từ 2010 trở đi có 02 phương án:

- Phương án 1: Trụ sở hiện nay của Trường CBQLGD và đào tạo sẽ là Trụ

sở làm việc chính của Học viện và sẽ xin Chính phủ cấp đất ở ngoại thành Hà Nội xây dựng khu Giảng đường và Ký túc xá cho học viên.

- Phương án 2: Xin Chính phủ cấp đất ở ngoại thành Hà Nội xây dựng

Học viện mới và trả lại khu Trụ sở hiện nay.

5.2. Mục tiêu chung của giải pháp quy hoạch - thiết kế

Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện, để xứng đáng với vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Với mục tiêu phục vụ đáp ứng

được trong thời gian trước mắt lưu lượng là 2500 học viên hàng năm và tiến tới là 5000 học viên học thường xuyên tại Học viện.

5.3. Nhu cầu đất xây dựng và diện tích nhà, công trình.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Xây dựng thêm 01 Khu ký túc xá 4 tầng với diện tích mặt sàn 800 m2 và Khu giảng đường 5 tầng với diện tích mặt sàn 600 m2 tại Trường CBQLGD và đào tạo.

- Giai đoạn 2 từ năm 2010 trở đi:

- Phương án 1: Nhu cầu được cấp đất là khoảng 3 hecta trên đó sẽ quy hoạch xây dựng khu giảng đường và ký túc xá đáp ứng phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên cho 5000 học viên.

- Phương án 2: Nhu cầu cấp đất là khoảng 5 hecta trên đó sẽ quy hoạch xây dựng khu văn phòng, Hội trường, khu giảng đường và ký túc xá đáp ứng phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên cho 5000 học viên.

5.4. Định hướng sơ bộ về phát triển của Học viện Quản lý giáo dục trong tương lai.

Học viện Quản lý giáo dục trong tương lai phải có một hệ thống cơ sở vật chất chuẩn hoá, hiện đại hoá tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao với quy mô của một Học viện là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, một ngành có số cán bộ viên chức đông nhất trong bộ máy nhà nước.

Do vậy, hệ thống giảng đường, khu ký túc xá, phòng hội thảo, khu công nghệ cao về quản lý giáo dục, thư viện điện tử , sân thể thao, bể bơi, vườn hoa, cảnh quan sư phạm hiện đại… phải đảm bảo tính liên thông, thuận tiện, hiệu quả trong sử dụng và đáp ứng được lưu lượng tối thiểu là 5000 người sử dụng

CHƯƠNG VI.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN THÀNH LẬP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC pdf (Trang 51 - 53)