Giọng nói và điệu bộ 1 Giọng nó

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SEMINAR 1 (Trang 34 - 35)

BÁO CÁO TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

3.5 Giọng nói và điệu bộ 1 Giọng nó

3.5.1 Ging nói

Giọng nói góp phần thành công cho bài báo cáo. Giọng nói rõ ràng cùng với diễn đạt mạch lạc sẽ làm cho khán giả dễ theo dõi bài báo cáo. Một điều kỳ lạ là chúng ta nói người đó nói quá nhanh, giọng nói cao, hay ngọt ngào nhưng chúng ta chưa nhận ra được và nghe chất giọng của mình để thay đổi giọng nói cho phù hợp. Cách để xác định chất lượng âm giọng như sau:

- Âm lượng: Nói lên độ cao thấp của giọng nói. Phải nói to để khán giả có thể

nghe được, nhưng không cần phải quá lớn tiếng. - Tiếng nói: Phát âm rõ ràng, chuẩn xác.

- Âm điệu: Nói lên tính trầm bổng của giọng nói. Báo cáo viên không nên giữ mức độ đều đều, dễ gây buồn chán cho người nghe.

Âm giọng lúc trầm lúc bỗng, lúc lên giọng, lúc hạ thấp, khi nhanh, khi chậm tùy tình huống của vấn đề đang báo cáo như: muốn nhấn mạnh, khẳng định, nghi ngờ, chưa chắc chắn, ...

Có 2 phương pháp để hoàn chỉnh giọng nói:

- Lắng nghe giọng nói của bản thân và thực hành khi ở nhà, đang đi bộ, hay lúc ngồi một mình để điều chỉnh giọng điệu của mình.

- Lắng nghe giọng nói của chính mình bằng cách đặt bàn tay phải lên tai phải và hơi kéo vành tai hướng về trước và tay trái che miệng sao cho giọng nói trực tiếp lên tai để nghe. Thực tập nhiều lần và điều chỉnh giọng nói của chính mình theo ý muốn.

3.5.2 C ch

Cử chỉ bày tỏ sự hứng thú của người báo cáo về đề tài trình bày và lan truyền gây hứng thú cho khán giả. Giao tiếp bằng cử chỉ qua những biểu lộ khác nhau đến với khán giả. Khán giả sẽ không thích thú lắng nghe đối với người có cử chỉ quá vụng về, nếu có phong cách trình bày tốt sẽ lôi cuốn người nghe và lôi kéo sự quan tâm của họ

đến với bài báo cáo và vì vậy có hiệu quả tốt hơn. Điều cần lưu ý:

- Mắt quan sát: Báo cáo viên nhìn thẳng vào khán giả để thấy đối tượng của mình là ai? Đồng thời thể hiện sự trân trọng của người báo cáo đối với người nghe và từ đó làm gia tăng sự tin tưởng của họ.

- Biểu lộ ở gương mặt: Gương mặt rạng rỡ, tươi vui biểu lộ sự thân thiện, ấm cúng và truyền sự thích thú đến người nghe. Vì thế, sẽ nhận được sự cảm tình, thân thiện và dễ gần gũi với mọi người. Nói chung, gương mặt tươi vui rất dễ cho việc tiếp xúc. Khán giả sẽ cảm thấy dễ chịu khi người báo cáo vui vẻ và họ cảm thấy hứng thú nghe hơn.

- Điệu bộ: Góp phần làm nên thành công cho người báo cáo. Nếu có thái độ lơ là,

điệu bộ cứng nhắc sẽ tạo nên sự nhàm chán, không truyền được hứng thú cho người nghe. Một bài báo cáo sinh động là bài báo cáo gây được sự chú ý của người nghe biểu hiện qua điệu bộ người trình bày, làm buổi báo cáo trở nên sôi động và thu hút người nghe hơn. Điệu bộ biểu hiện qua cử chỉ, thái độ và phong cách ung dung.

- Dáng đứng và tư thế: Tư thế đứng thẳng và thiên hướng phía trước chỉ ra là

người dễ tiếp cận, gần gũi và thân thiện. Khi trình bày thì tránh ngữa mặt nhìn lên trần nhà hay cúi đầu nhìn xuống sàn nhà sẽ gây khó chịu cho người nghe. - Trang phục: Trang phục của báo cáo viên cần nghiêm chỉnh, phù hợp với từng

tình huống cụ thể. Tránh sự cách biệt trong cách ăn mặc giữa người báo cáo và người nghe.

Thật ra kỹ năng trình bày là kỹ năng bẩm sinh của con người. Tuy nhiên, nếu được quan tâm tập luyện, sửa chữa thì có thể cải thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SEMINAR 1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)