Phân tích đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài thực vật lớp hai lá mầm (dicotyledones) ở núi đất xã lũng cao, khu bảo tồn thiên nhiên pù luống huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 46)

2. Mục tiêu

3.4. Phân tích đa dạng về dạng sống

Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết qủa của qúa trình tiến hoá - qúa trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng. Nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thực vật.

Khi phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật hai lá mầm ở núi đất xã Lũng Cao Khu bảo tồn Pù Luông, áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [57] với 12 kiểu dạng sống thuộc 5 nhóm là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây thân thảo (Th), chúng tôi đã thu được kết quả chỉ ra ở bảng 3.7 và hình 3.2.

Bảng 3.7. Số lượng và tỉ lệ % các nhóm dạng sống của hệ thực vật hai lá mầm ở núi đất xã Lũng Cao Khu bảo tồn Pù Luông

Ký hiệu Dạng sống Số lượng Tỷ lệ % Ph Cây chồi trên 239 80.74

Ch Cây chồi sát đât 25 8.44 Hm Cây chồi nửa ẩn 18 6.08 Cr Cây chồi ẩn 2 0.67 Th Cây chồi một năm 12 4.07

Tổng 296 100

Qua bảng 3.7 cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 80.74% tổng số loài. Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này hoàn toàn hợp lý theo nhận định của Raukiaer 1934 là ở rừng mưa nhiệt đới nhóm cây chồi trên luôn chiếm ưu thế.

Từ đó, lập phổ dạng sống của thực vật nghiên cứu như sau: SB = 80,74 Ph + 8,44 Ch+ 6,08 Hm + 0,67 Cr + 4,07 Th

Hình 3.2. Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của thực vật lớp hai lá mầm khu vực nghiên cứu

Từ những dẫn liệu trên cho thấy: vùng nhiệt đới ẩm nhiệt đới đặc trưng bởi sự ưu thế của các nhóm dạng sống chồi trên (Ph) điều này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả như: Raukiaer (1934), Richard (1969), Nguyễn Nghĩa Thìn (1996, 2003, 2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999)…Ở rừng mưa nhiệt đới thì nhóm cây chồi trên (Ph) luôn chiếm ưu thế.

3.5. Đa dạng về nguồn gen ở thực vật.

3.5.1.Đa dạng về nguồn gen có giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng dựa theo các tài liệu: Từ điển cây thuốc [13], 1900 loài cây có ích [32], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [5], Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [6], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [30]. Chúng tôi đã thống kê được 152 loài cây có giá trị sử dụng (chiếm 51,68%) số loài của hệ thực vật nghiên cứu (bảng 3.8 và hình 3.3).

Bảng 3.8. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật lớp hai lá mầm khu vực nghiên cứu

TT Công dụng Số lượng Tỷ lệ % 1 Nhóm cây làm thuốc (M) 100 31,70 2 Nhóm cây cho gỗ (T) 54 19,25 3 Nhóm cây làm cảnh (Or) 7 2,02 4 Nhóm cây ăn được (F) 24 7,77 5 Nhóm cây cho tinh dầu (E) 18 6,08 6 Nhóm cây cho tannin (Tn) 01 0,37 7 Nhóm cây cho độc (Mp) 05 0,67 8 Nhóm cây cho dầu béo (Oil) 08 1,68 9 Nhóm cây cho sợi (Fb) 4 0,37

10 Nhóm cây cho nhựa (Nhu), thuốc nhuộm (Nh) 03 0,67 Tổng số loài 161 54.39

Qua bảng 3.8. cho chúng ta thấy: công dụng của các loài thực vật, trong đó cây làm thuốc có số loài cao nhất với 100 loài (chiếm 33.78%) phân bố chủ yếu ở các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Na ( Annonaceae), Cam (Rutaceae),...; cây lấy gỗ với 54 loài (chiếm 18,24%) chủ yếu thuộc các họ Côm (Elaeocarpaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Xoan (Meliaceae),...; tiếp đến là nhóm cây ăn được với 24 loài (chiếm 8,10%); thấp nhất là nhóm cây cho tanin với 1 loài (chiếm 0,37%).

Hình 3.3. Biểu đồ các nhóm cây công dụng chính của thực vật lớp hai lá mầm ở núi đất xã Lũng Cao.

3.5.2.Đa dạng về nguồn gen quý hiếm

Thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) ở núi đất khu Bảo tồn Pù Luông nói riêng và ở Việt Nam nói chung phải chịu nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Sức ép dân số đã gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi, … Hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ mất cân bằng sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài bị tuyệt chủng có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Theo “Sách đỏ Việt Nam” [7] chúng tôi đã thống kê được 6 loài (chiếm 2,02%) tổng số loài của toàn hệ thực vật thuộc lớp hai lá mầm trong khu hệ này đang bị đe dọa. Kết quả cụ thể ở bảng 3.9

Bảng 3.9. Thống kê các loài đang bị đe dọa ở ở núi đất Khu bảo tồn Pù Luông TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ

1 Chukrasia tubularis A Juss Lát hoa EN 2 Lithocarpus finetii (Hickel. et Camus)

A. Camus

Sồi đấu cứng EN 3 Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy Vàng tâm VU 4 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU 5 Sindora tokinensis A.ChevexK . S.

S.Lars

Gụ VU

6 Acmena acuminatissinum (Blume.) Merr. et Perry

Thoa VU

Đây là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất ở Việt Nam. Vì những loài thực vật này được sử dụng làm thuốc, lấy gỗ cho nên nó bị khai thác quá mức không chỉ ở Khu bảo tồn Pù Luông nói riêng mà ở các khu vực khác trên cả nước nói chung, dẫn đến trong tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Do vậy, cần có những chính sách hợp lý để bảo vệ và nhân giống nuôi trồng trong tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hệ thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) ở núi đất Khu bảo tồn Pù Luông bước đầu mới xác định được 296 loài thuộc 177 chi, 65 họ

1.2. Các họ đa dạng nhất là: Euphorbiaceae, Moraceae, Lauraceae, Rubiaceae, Annonaceae, Acanthaceae, Caesalpiniaceae, Fabaceae, Fagaceae, Meliaceae.

1.3. Hệ thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) ở núi đất Khu bảo tồn Pù Luông, 6 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt nam, với 2 loài cấp EN, 4 loài cấp VU.

1.4. Hệ thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) ở núi đất Khu bảo tồn Pù Luông có nhiều loài cây có giá trị và cho nhiều công dụng, cây làm thuốc có số loài cao nhất với 100 loài, cây cho gỗ 54 loài, cây ăn được 24 loài, thấp nhất là cây cho tannin, cây cho sợi và cây cho nhựa.

1.5. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật như sau:

2. Kiến nghị

Hệ thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) ở núi đất Khu bảo tồn Pù Luông rất đa dạng và phong phú, những công trình nghiên cứu về khu hệ này còn ít ỏi so với tiềm năng đa dạng thực vật ở đây. Trong một thời gian tương đối ngắn và trên một địa hình khá phức tạp, Vì vậy, đề tài còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về thành phần loài, thảm thực vật, diễn thế sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Hồng Ban, 2000, Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An. Luận án Tiến sĩ sinh học, Vinh.

2. Phạm Hồng Ban, Nguyễn Mỹ Hoàn, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, 2009. Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Bắc Quỳnh Lưu - Nghệ An. Hội Nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Lần thứ 3. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 454-460.

3. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc và cộng sự, 1984. Danh lục thựcvật Tây Nguyên. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân, 2000. Thực vật chí Việt Nam. Tập 1: Họ Na-Annonaceae, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân, 2001-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập I-III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Huy Bích & al., 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật). Nxb. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

8. Lê Trần Chấn, 1990. Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ Thực vật Lâm Sơn- Hà Sơn Bình. Luận án PTS sinh học, Hà Nội.

9. Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp, 1994. Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, Hà Sơn Bình,

Tuyển tập các công trình khoa học Trái đất. Hà Nội. 286-297.

10. Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đặng Quang Châu, 1999. Bước đầu điều tra thành phần loài thực vật núi đá vôi Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An. ĐHSP Vinh.

12. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại học (Phần thực vật bậc cao). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

13. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội. 14. Võ Văn Chi, 2009. Từ điển ta cứu tên cây cỏ Việt Nam. Nxb.Nông nghiệp 15. Nguyễn Anh Dũng, 2002. Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở

xã Môn Sơn vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Vinh.

16. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, 2010. Đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu BTTN Xuân Liên Thanh Hoá, Tạp chí Công nghệ Sinh học. 8(3A): 929-935.

17. Phạm Hoàng Hộ, 1970-1972. Cây cỏ miền Nam Việt Nam. Tập 1-2, Nxb Sài Gòn. 18. Phạm Hoàng Hộ, 1985. Danh lục thực vật Phú Quốc. Nxb Sài Gòn.

20. Phạm Hoàng Hộ. 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb Trẻ, TP HCM.

21. Trần Minh Hợi (Chủ biên), 2008. Đa dạng tài nguyên VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Lê Trọng Hùng, 2010.Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi Tháp Sơn xã Hậu Thành, huyện Yên Thành , tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư Phạm Vinh.

23. Lê Khả Kế (Chủ biên), 1969-1976. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. (6 tập), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

24. Nguyễn Khắc Khôi, 2002. Thực vật chí Việt nam. Tập 3: Họ Cói-Cyperaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

25. Klein R.M., Klein D.T., 1975. Phương pháp nghiên cứu thực vật. (2 tập). Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

26. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, 1996. Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Trần Thị Kim Liên, 2002. Thực vật chí Việt Nam. Tập 4: Họ Đơn nem- Myrsinaceae. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

28. Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc, 1997. Danh lục thực vật sông Đà. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Phan Kế Lộc, 1998. Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam (Kết quả kiểm kê thành phần loài). T/c Di truyền học và ứng dụng. 2/1998: 10-15.

30. Đỗ Tất Lợi, 1999. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Luyện, 1998. Thực trạng thảm thực vật trong phương thức canh tác của người Đan Lai ở vùng đệm Khu BTTN Pù Mát-Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Vinh.

32. Trần Đình Lý và cộng sự, 1993. 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

33. Trần Đình Lý, 2005. Thực vật chí Việt Nam. Tập 5: Họ trúc đào- Apocynaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

34. Vũ Xuân Phương, 2002. Thực vật chí Việt Nam. Tập 2: Họ Bạc hà- Lamiaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

35. Vũ Xuân Phương, 2005. Thực vật chí Việt Nam. Tập 6: Họ Cỏ roi ngựa- Verbenaceae. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

36. Tạp chí sinh học, 1994. Số chuyên đề hệ thực vật Việt Nam. Tập 16 - số 4. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Việt Nam.

37. Tạp chí Sinh học, 1995. Số chuyên đề hệ thực vật Việt Nam. Tập 17 - số 4. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Việt Nam.

38. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1992. Danh lục Thực vật Cúc Phương. Nxb Khoa học và kỹ thuật, HàNội.

39. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

40. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời, 1998. Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa- Phan Si Pan. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999. Khoá xác định và hệ thống phân loại họ Thầu dầu Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

42. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Đa dạng thực vật trên núi đá vôi khu bảo tồn thiên nhiên Pùmát - Nghệ An. Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An (SFNC), Hà Nội.

43. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã, 2001. Thực vật học dân tộc, cây thuốc đồng bào Thái con Cuông, Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, 2003. Đa dạng hệ nấm và hệ thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

45. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, 2004. Hệ thống học thực vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

46. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004. Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

47. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006. Đa dạng thực vật Khu bảo tồn Thiên nhiên Na Hang. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

48. Hoàng Danh Trung, 2010. Đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở vùng đệm khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thuộc hai xã Thông Thụ và Hạnh Dịch, huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư Phạm Vinh. 49. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Quý, Đặng Quang Châu, 1999. Góp phần nghiên cứu thành phần loài Dương xỉ khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát - Nghệ An. Tuyển tập các công trình hội thảo Đa dạng Sinh học Bắc Trường Sơn, Lần 2. Nxb ĐHQG Hà Nội. 51. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 1971-1988. Cây gỗ rừng Việt Nam. Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

52. UBND tỉnh Nghệ An, 1997. Dự án đầu tư KBTTN Pù Hoạt. Vinh.

Tài liệu tiếng nước ngoài

53. Averyanov L., 1994. Identification on Orchidaceae of Viet Nam. Saint Peterburg. 54. Brummitt R. K., 1992. Vascular Plant families and genera. Royal Botanic

Gardens, Kew.

56. Pócs T., 1965. Analyse aire-geographique et écologique de la flora du Viet Nam Nord. Acta Acad, Aqrieus, Hungari. N.c.3/1965. Pp. 395-495.

57. Raunkiear C., 1934. Plant life forms. Claredon, Oxford, Pp.104.

58. Osborn T., Fanning E. and Grindley M. (eds), 2000. Pu Hoat Proposed Nature Reserve. Biodiversity survey and Conservation Evaluation. Report 19. Frontier Vietnam Environmental Research, Hanoi, 100pp.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài thực vật lớp hai lá mầm (dicotyledones) ở núi đất xã lũng cao, khu bảo tồn thiên nhiên pù luống huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w