Bước 3: Phân tích vấn đề

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI (Trang 91 - 97)

II. CHI TIẾT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG HỆ THỐNG FAO (1993)

3. Bước 3: Phân tích vấn đề

Sau khi thực hiện các bước trước đó về mặt thảo luâün, đề cương tư liệu, và chuẩn bị kế hoạch, bước 3 là bước đầu tiên liên quan đến chi tiết về mặt kỷ thuật của đánh giá sử dụng đất đai, đây là bước khá lớn. Trước nhất, phân tích hiện trạng sử dụng đất đai và so sánh nó với mục tiêu quy hoạch; để làm việc này cần phải xác định các đơn vị bản đồđất đai và hệ thống sử dụng đất đai. Kếđến, xác định các vấn đề khó khăn mà hiện trạng sử dụng đất đai đang gặp phải bao gồm luôn cả về mặt tự nhiên và tính trầm trọng của nó. Cuối cùng là phân tích nguyên nhân của vấn đề.

3.1 Tình trạng hiện tại của sử dụng đất đai:

Trong bước 1, một số số liệu thực tế cơ bản đã được thu thập. Bây giờ trong bước này là thu thập toàn bộ thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai càng chi tiết càng tốt để cung cấp các số liệu cơ cở thực tế cho các bước kế tiếp sau đến khi thực hiện dự án. Hầu hết các số liệu thông tin này phải được trình bày mô tả trên bản đồ.

Như với số liệu về mặt cơ cấu hành chánh, khung luật pháp và các tổ chức liên quan đã được thu thập ở bước 1, thì các số liệu cần phân tích trong bước này cụ thể các vấn đề như sau:

- Dân số. Phân tích số lượng, tuổi và giới tính, chiều hướng phát triển dân số và sự phân bố. Điểm nghiên cứu có thể là: thành phố, xã hay các vùng dân cư nông thôn, chỉ và mô tả trên bản đồ.

- Tài nguyên đất đai. Có được, biên soạn, hay các nơi cần thiết có khảo sát số liệu về nguồn tài nguyên đất đai liên quan đến công việc quy hoạch. Những vấn đề này bao gồm: dạng hình đất đai, khí hậu, vùng khí hậu nông nghiệp, đất, thực vật, nguồn tài nguyên đồng cỏ, rừng và thiên nhiên. - Việc làm và thu nhập. Tóm lược số liệu về việc làm và thu nhập theo diện

tích, tuổi, xã hội và nhóm dân tộc ít người.

- Hiện trạng sử dụng đất đai. Những thông tin hiện có thường bị lạc hậu hay không có độ tin cậy cao do sử dụng đất đai luôn thay đổi theo thời gian. Xây dựng bản đồ sử dụng đất đai theo hiện trạng mới nhất thì cần thiết và đây là nền tảng cho sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất đai.

- Sản lượng và chiều hướng. Số liệu sản lượng theo cột bảng và hình để cho thấy hướng tăng giảm của sản lượng và dựđoán kinh tế cho giai đoạn quy hoạch. Những số liệu thông tin này càng lượng hoá càng tốt.

- Cơ sở hạ tầng. Đường xá, thị trường và trung tâm dịch vụ cũng phải chỉ trên bản đồ.

Hầu hết các thông tin này sẽ có được nhờ vào các số liệu hiện có, bổ sung bằng cách đi khảo sát sơ bộđể kiểm tra số liệu hiện có đáng tin cậy không và bổ sung nguồn số liệu mới. Những khoảng hở của các nguồn số liệu sẽ được bổ sung bằng phương pháp đánh giá nông thôn nhanh, ảnh viễn thám và khảo sát thực tế cũng như thảo luận với các ban ngành hay người biết về vùng đất đó như các cán bộ khuyến nông hoặc các cán bộ lâm nghiệp.

3.2 Đơn vịđất đai và hệ thống sử dụng đất đai.

Phân tích tình trạng hiện tại có thể cần thiết tách vùng nghiên cứu ra thành các đơn vị đất đai có những đặc tính tự nhiên như khí hậu, dạng hình đất đai, đất và thực vật tương đối đồng nhất. Mỗi đơn vị đất đai có cùng những khó khăn và cơ hội phát triển và đáp ứng giống nhau trong cách quản lý. Đơn vị đất đai thích hợp ở mức độ quốc gia có thể là vùng khí hậu nông nghiệp; ở cấp độ Tỉnh là hệ thống đất đai; và mức độ huyện, xã là những biểu loại đất đai hay các đơn vị bản đồđất khác.

Bước kế tiếp là xác định các hệ thống sử dụng đất đai thông dụng nhất, những vùng về mặt kinh tế và sử dụng đất đai tương tự nhau. Đây có thể là những hệ thống canh tác hay các hệ thống sử dụng đất đai trên nền tảng là rừng. Hệ thống sử dụng đất đai thường được định nghĩa như là những loại cây trồng chính yếu trên một loại đơn vị đất đai. Những tiêu chuẩn khác cho việc phân biệt ra các hệ thống sử dụng đất đai trong một đơn vị đất đai là những nông trang lớn nhỏ có hay không có chăn nuôi.

Một thực tế khó khăn là không có đơn vịđất đai cũng như hệ thống đất đai cùng ranh giới với đơn vị hành chánh để tương ứng với số liệu về kinh tế, dân sốđể dễ dàng trong việc tính toán cho quy hoạch. Điều này giải quyết không dễ dàng: nhà quy hoạch phải làm việc cùng lúc với đơn vị đất đai, hệ thống sử dụng đất đai và đơn vị hành chánh.

3.3. Những vấn đề của sử dụng đất đai

Đểđịnh nghĩa ra một vấn đề nào đó thì cần phải thiết lập nên tình trạng hiện tại của vấn đề đó, chỉ ra được những khó khăn không thích hợp và xác định cách có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Như từ quy hoạch khu định cư mới trên vùng đất trống, giai đoạn chẩn đoán của vấn đề thì có tầm quan trọng nhất. Nếu không nhận ra hết các vấn đề và phân tích nguyên nhân của nó, thì trong quy hoạch sẽ không thay đổi được gì so với tình trạnh hiện có. Ba phương pháp khá gần nhau có thể dùng trong giai đoạn này là phân tích hệ thống canh tác, chẩn đoán và thiết kết, và đánh giá nhanh nông thôn. Phương pháp khảo sát cơ bản có thểđược tóm lược như sau:

- Nói chuyện với mọi người - Xem cụ thểđất đai

“Con người” bao gồm nông dân và những người sử dụng đất đai khác, lảnh đạo địa phương, cán bộ khuyến nông và các cán bộ của các ban ngành trong vùng. Khi thời gian cho phép thì phải tổ chức phỏng vấn nông dân theo các mẫu của các hệ thống sử dụng đất đai khác nhau. Trong bảng 4.1 cho thấy một vài thí dụ về các vấn đề của hệ thống sử dụng đất đai. Cách xác định các hệ thống sử dụng đất đai nào quan trọng nhất bởi các nông dân, các ban ngành địa phương và đội quy hoạch.

Cùng thời gian đó, cần phải xác định ra các nguyên nhân của vấn đề. Cho thí dụ như sự thiếu thức ăn gia súc do các canh tác khác đã xâm lấn diện tích đồng cỏ trong thời gian qua, trong khi đó lại thiếu luân canh đồng cỏ hay thiếu việc kiểm soát số lượng gia súc tiếp theo sau đó. Những ảnh hưởng có thể gián tiếp như thiếu lao động ở nông trang trong thời kỳ cần công nhất làm cho ảnh hường đến năng suất mà nguyên nhân có thể do phụ nữ trong giai đoạn đó đã phải đi một khoảng khá xa để thu lượng củi hoặc nước nên không thể quay về nhanh được.

Bảng 4.1: Những vấn đề trong sử dụng đất đai: hiện tượng và nguyên nhân

HIỆN TƯỢNG CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Di dân ra thành thị

Thu nhập ở nông thôn thấp Thiếu các cơ hội có việc làm Dinh dưỡng và sức khỏe kém

Sản lượng chưa đầy đủ cho tự cung tự cấp Thiếu nhiên liệu chất đốt và gổ

Thiếu diện tích cho đồng cỏ chăn nuôi Năng suất thấp và không ổn định Sa mạc hóa dần nông trang

Phá dần các vùng rừng và khu vực bảo tồn thiên nhiên

Mẫu thuẩn giữa sử dụng đất trồng trọt chăn nuôi và phi nông nghiệp

Sự suy thóai đất đai có thể thấy trước mắt. thí dụđất trồng bị xoáy mòn, trầm lắng phù sa làm nâng cao đáy sông rạch và mặt ruộng, sự suy thoái đất trồng cây, mặn hóa hệ thống tưới, ngập lũ.

Những vấn đề xã hội

Áp lực dân số trên nguồn tài nguyên đất đai

Sự phân bố mất cân đối của đất đai, nguồn vốn và cơ hội

Những hạn chế trong quyền sử dụng đất đai và quyền tư hữu đất

Nguy hại nguồn tài nguyên tự nhiên và những giới hạn

Phân phối và cung cấp nguồn nước chưa đầy đủ Đất dốc bất thường

Đất có khuynh hướng bị khô hạn Thoát nước kém

Sâu bịnh

Không đối chiếu được giữa sử dụng đất đai và khả năng thích nghi đất đai

Kiểm soát nước chưa đầy đủ Khai hoang vùng đất dốc

Thực hành canh tác bảo vệđất đai chưa tốt Thời gian để hoang cây buội chưa đủ

Những vấn đề liên quan đến quy hoạch nông thôn

Nguồn năng lượng điện chưa đủ

Thiếu lượng phân bón và thuốc trừ sâu bịnh Thiếu thị trường, cơ cấu giá không phù hợp Thiếu nguồn vốn

Phương tiện vận chuyển chưa đủ Thiếu hổ trợ về kỷ thuật

Gia tăng dân số DÂN SỐ CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH TÍCH LỦY DƯ THỪA Sự xoái mòn đất GIẢM KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Giá cao Khan hiếm lương thực Thay đổi dinh dưởng QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO ĐẦU TƯ THAY ĐỔI Gia tăng sự khác biệt mức sống trong xã hội CƠ HỘI ĐẦU TƯ Vấn đề sức khỏe TRỢ GIÚP LƯƠNG THỰC

Hình 4.1: Mô hình đơn giản nguyên nhân và hiệu quả của trình trạng sử dụng đất đai, xác định những điểm có thể can thiệp vào.

Quan sát ngoài đồng cũng bổ khuyết cho phỏng vấn nông dân. Hỏi nông dân những vấn đề mà trong khi khảo sát vùng chung quanh hoặc gần đó đã có nhiều vấn đề cần quan tâm. Điều này sẽ cho thấy thực tại vấn đề khó khăn tự nhiên như xoáy mòn đất, diện tích đồng cỏ quá nhiều, hay sự suy thoái rừng ngày càng cao.

Lấy hiện trạng sử dụng đất đai làm nền tảng và hỏi: - Hiện nay quản lý đất đai như thế nào ?

- Những gì sẽ xảy ra nếu hiện trạng canh tác này tiếp tục mà không thay đổi ? Tại sao phải sử dụng phương cách canh tác này ? Có phải do là phương cách hữu hiệu hay do tập quán canh tác lâu đời, hay do thiếu lao động, thiếu nguồn vốn, cần lương thực ổn định, cần tiền, do cần thời gian cho các hoạt động giải trí hay các hoạt động khác trong cộng đồng xã hội, mong ước giữ lại quyền sử dụng đất đai, thiếu kỷ thuật hay kiến thức hoặc khả năng quy hoạch kém ?Tất cả vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Cố gắng phân biệt rõ ràng giữa hiện tượng và nguyên nhân. Thí dụ như nguyên nhân trực tiếp của thiếu lương thực là do năng suất ngày càng giảm từ kết quả canh tác liên tục không cho đất nghĩ , hay bởi vì áp lực gia tăng dân số.

Những vấn đề gây ra đôi khi được mô hình hóa. Mô hình này có biến động khoảng kết nối nguyên nhân - hiệu quảđể giảđịnh một cách định lượng hay mô hình về kinh tế. Mô hình giúp cho thấy sự kết nối nhau trong hệ thống sử dụng đất đai và có thể giúp xác định ra được những cơ hội tốt cho những thay đổi trong quy hoạch.

Chia tách những vấn đề ra để có thể được giải quyết khắc phục bởi những quy hoạch nhỏ của địa phương mà những quy hoạch đó đều nằm trong phạm vi của đề án. Thí dụ như không hổ trợ cho sản xuất cây trồng xuất khẩu trong việc mang lượng khối lớn đi, nếu không có đường vận chuyển ra biển.

Trong giai đoạn quy hoạch này có thể tóm lược lại thành vấn đề trình bày mà mỗi vấn đề ghi nhận như sau:

- Đặc tính và tính nghiêm trọng của vấn đề giữa đơn vị đất đai và hệ thống sử dụng đất đai,

- Ảnh hưởng trước mắt và lâu dài;

- Tóm lược nguyên nhân về: môi trường, kinh tế, và xã hội.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)