Người tiêu dùng thích mua ô tô ngoại 1 trong cơ chế thả nổi:

Một phần của tài liệu 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải (Trang 42 - 46)

b.1 trong cơ chế thả nổi:

Y IS2 e IS1 LM1 LM2 Y Y1 Y2

chuộng nhập xe ngoại→NX giảm ứng với mọi e → IS dịch chuyển sang trái→e↑→NX↑→Y: không đổi. (e↑, Y không đổi, NX lúc đầu giảm, lúc sau tăng đúng bằng phần giảm ban đầu nên tổng kết lại là NX không đổi)

e2 e1

b.2 cơ chế cố định:

chuộng nhập xe ngoại→ NX giảm ứng với mọi e → IS dịch chuyển sang trái→e↑→nhà nước muốn ổn định tỉ giá→ thu hẹp lượng cung tiền →LM dịch chuyển sang trái→ Y↓, e không đổi, NX không đổi. (NX giảm)

e2 e1

Câu 14: Tự do hóa tài chính khác tự do hóa thương mại như thế nào? Khi có một luồng vốn lớn đổ vào (hay rút ra) Việt Nam, có thể dẫn đến những khó khăn gì trong ngắn hạn

và dài hạn? Bạn có thể đưa ra những kiến nghị về chính sách?

TL:

Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v...

Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu tuqar hơn theo quy luật thị trường.

Như vậy có thể thấy sự khác nhau cơ bản giữa tự do hóa tài chính và tự do hóa thương mại như sau

Tự do hóa thương mại Tự do hóa tài chính

Phạm vi điều chỉnh Nhằm vào thị trường hàng hóa Thị trường tiền tệ

IS2 IS2 IS1 e LM Y Y1 IS2 e IS1 LM1 LM2 Y Y1 Y2

Mục tiêu Dỡ bỏ các hàng rào để lới lỏng

việc lưu thông hàng hóa -Để các công cụ của CSTT được vận hành theo cơ chế thị trường -Chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường

-Tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà nước và thị trường

Nội dung Thuế quan, giấy phép nhập

khẩu, quy định về chất lượng, kiểm dịch...

- Tự do hóa lãi suất

-Tự do hóa tỷ giá hối đối: có 2 cấp độ: tự do hóa hoàn toàn và tự do hóa có quản lý, nới lỏng -Tự do hóa tài khoản vốn -Tự do hóa các dịch vụ TC

Khi có một luồng vốn lớn đổ vào VN thì trong ngắn hạn sẽ làm tăng trưởng tiền tệ nhanh, thậm chí là tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, giá các loại tài sản tăng lên kiểu bong bóng, và cơn sốt đầu tư và tiêu dùng.

Khi tính cạnh tranh giảm sút, tài khoản vãng lai thâm hụt, nợ xấu tăng làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư. Sự tăng giá của nội tệ làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu do đó làm tăng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai

Sau giai đoạn tăng giá tài sản đạt đỉnh điểm, lượng tín dụng cho vay bắt đầu giảm, nợ xấu tăng, việc đầu tư cũng ko đem lại lợi nhuận cao như trước. Mất cân đối trong tài khoản vãng lai và sự mong manh dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính là dấu hiệu của rủi ro và thúc đẩy vốn chảy ngược ra ngoài.

Như vậy là trong ngắn hạn thì lượng vốn đổ vào lớn sẽ có tác dụng tốt nhưng trong dài hạn thì lượng vốn này cũng sẽ rời khỏi thị trường VN và đi kèm với nó là áp lực lên tỷ giá, thị trường tài sản nội địa, thâm hụt cán cân vãng lai.

Biện pháp đề ra:

Phải có các chính sách thương mại và vĩ mô lành mạnh. Củng cố hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát

Một số quan điểm cho rằng cơ chế tỷ giá linh hoạt là một điều kiện quan trọng để hạn chế sự tích đọng những rủi ro trên bảng cân đối tài sản liên quan đến sự lệch khớp về tiền tệ và để ngăn chặn áp lực trên thị trường ngoại hối căng thẳng quá mức biến thành khủng hoảng tài chính trên diện rộng

Cho tới nay, Việt Nam đã đi được hơn nửa chặng đường tự do hóa tài chính và tự do hóa tài chính là lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ WTO, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây: - Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách tỉ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác;

- Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;

- Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK;

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật thuế nhằm củng cố nguồn thu ngân sách trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ;

- Thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA, trong đó chú trọng đến việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các chính sách thuế, thủ tục hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng đối tượng được phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;

- Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hóa;

- Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn;

- Chính sách đầu tư nên tập trung vào việc giảm thiểu bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao;

- Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Câu 15: Điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá và cán cân thương mại khi lãi suất thế giới giảm trong cả hai cơ chế tỷ giá cố định và thả nổi? Minh họa bằng đồ thị.

TL: Dựa vào mô hình IS* - LM*. Khi lãi suất thế giới giảm thì cả 2 đường IS* và LM* đều dịch chuyển. Đường IS* dịch chuyển sang phải vì r* giảm làm tăng cầu đầu tư. Tổng chi tiêu tăng (ứng với mọi mức giá e). Đường LM* dịch sang trái vì lãi suất thấp hơn đòi hỏi mức thu nhập thấp hơn nhằm phục hồi trạng thái cân bằng trong thị trường tiền tệ.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi. Kết quả của sự dịch chuyển này làm Y giảm, e giảm do vậy NX giảm.

e1

Trong cơ chế tỷ giá cố định. IS* dịch sang phải, LM* dịch sang trái, e bị áp lực giảm giá, nhưng để duy trì tỷ giá e cố định, NHNN tăng mua ngoại tệ, cung nội tệ tăng và làm dịch chuyển LM* sang phải để duy trì e theo hình vẽ. Điều này tiếp tục được thực hiện đến khi LM* dịch chuyển đến LM*3. Tại trạng thái cân bằng ta thấy Y tăng, e và NX không đổi.

e1 e LM*2 LM*1 IS*1 IS*2 e2 Y Y1 Y2 LM*3 e LM*2 LM*1 IS*1 IS*2 e2 Y3 Y Y1 Y2

Một phần của tài liệu 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w