Chính sách đầu tư và quản lý vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam doc (Trang 26 - 32)

III ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU

2. Chính sách đầu tư và quản lý vốn

Trong thời gian hơn 10 năm vừa qua, ngành thủy sản có mức tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng khoảng 4% và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-15%. Nhưng, nếu so với tiềm năng lớn của vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 thì con số này mới chỉ là biểu hiện bước đầu, chưa

đáng kể. Muốn thủy sản có vị trí xứng đáng trong nền kinh tếđất nước, cần phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành, đồng thời Nhà nước cần ban hành những chính sách mới để khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, nhất là trong khu vực nuôi trồng và

đánh bắt xa bờ. Bng 6: Cơ cu vn đầu tư vào ngành thy sn giai đon 1986-1998(triu đồng) Chỉ tiêu 1986-1990 1991-1995 1996-1998 Tổng số Tỷ lệ(%) 1.Tng mc đầu tư 853.200 2.829.340 4.112.700 7.795.200 100

-Trong nước 614.310 2.352.350 3.546.857 6.513.317 83,6 +Ngân sách 41.420 275.620 656.857 973.897 12,5 +Tín dụng - 236.730 2.130.000 2.666.730 30,4 +Huy động 572.890 1.840.000 760.000 3.172.890 40,7 -Ngoài nước 238.890 476.990 560.843 1.281.723 16,4 +ODA 30.650 111.200 183.700 325.550 4,17 +FDI 98.685 320.290 368.765 787.740 10,1 +Doanh nghiệp tự vay 109.555 45.500 13.387 168.443 2,17 2. Theo lĩnh vc 853.200 2.829.340 4.112.700 7.795.200 100 -Nuôi trồng 226.098 850.490 899.299 1.975.887 25,4 -Khai thác 237.364 891.896 1.327.103 2.456.363 31,5 -Chế biến 255.960 735.350 1.075.382 2.066.692 26,5 -Hạ tầng, hậu cần dịch vụ 115.320 311.110 785.000 1.211.430 15,5 -Giáo dục, đào tạo 3.532 5.020 7.760 16.212 0,21 -Nghiên cứu 12.660 32.650 15.080 60.390 0,77 -Lĩnh vực khác (quy hoạch, điều tra nguồn lợi và phúc lợi) 2.266 2.824 3.176 8.266 0,11 Nguồn: Bộ Thủy sản

Theo bảng số liệu trên đây cho thấy, mức đầu tư vào ngành thủy sản đã tăng đáng kể trong 3 giai đoạn từ năm 1986 đến 1998: giai đoạn 1(1986-1990), mức đầu tư bình quân năm là 170.640 triệu đồng, giai đoạn 2 (1991-1995) đạt 565.868 triệu đồng và giai đoạn 3 lên tới 1.370.900 triệu đồng, tăng gấp hơn 8 lần so với giai đoạn đầu.

Xem xét cả giai đoạn 1986-1998, thì vốn trong nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm đến 83,56% trong tổng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn là 7.795.200 triệu đồng). Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho thủy sản cả 3 giai

đoạn chỉ được 12,49%, khoảng 974.000 triệu đồng. Vốn tín dụng ưu đãi cũng chỉ đạt trên 30%, trong đó vốn trung và dài hạn ít, còn phần lớn là vốn ngắn hạn với lãi suất cao nên không khuyến khích người vay. Rất ít doanh nghiệp vay vốn

để đầu tưđổi mới công nghệ; sản phẩm có giá trị gia tăng mới chỉ chiếm 6-7% kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh nguồn vốn trong nước, chúng ta đã khai thác khá mạnh các nguồn lực bên ngoài. Với những chính sách thích hợp, từ năm 1991 đến nay nguồn lực bên ngoài đầu tư cho ngành tăng nhanh. Thời kỳ 1991-1995, nguồn vốn này đạt bình quân 95.398 triệu đồng/năm, sang thời kỳ 1996-1998 tăng lên 188.614,3 triệu đồng/năm, tăng 97,7%/năm so với bình quân thời kỳ 1991-1995.

Với nguồn tài trợ và đầu tư trên, chủ yếu là nguồn ODA, các nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung giúp Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển ngành; nghiên cứu nguồn lợi biển; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá; tăng cường năng lực chế biến thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển ngành cụ thể, thiếu số liệu điều tra khảo sát và thiếu các dự án khả thi, nên nguồn vay từ ODA và FDI mới chỉ đạt khoảng 6,2% và 8%, mặc dù có không ít các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng thủy sản của Việt Nam. Cho đến nay, chỉ còn khoảng 42 dự án FDI với số vốn hơn 144 triệu USD và 10 dự án ODA (150 triệu USD) đã được cấp phép còn tiếp tục hoạt động.

Về đầu tư lĩnh vực, trong cả 3 thời kỳ đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, sựđầu tư này còn rất nhỏ bởi nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, phải có sự huy động vốn nhiều hơn nữa thì sựđầu tư này mới có hiệu quả cao.

Dự kiến trong thời kỳ 1999-2010, tổng mức đầu tư cho phép phát triển ngành thủy sản sẽ là 35.590.000 triệu đồng:

-Trong đó:

+ Vốn huy động: 15.610.000 triệu đồng (chiếm 44%). + Vốn tín dụng: 11.710.000 triệu đồng (chiếm 33%). + Vốn ngân sách: 4.610.000 triệu đồng (chiếm 13%).

+ Vốn liên doanh với nước ngoài: 3.660.000 triệu đồng (chiếm 10%). Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1999-2010 được chia theo lĩnh vực như sau: - Nuôi trồng thủy sản: 9.580 tỷđồng, chiếm 27%.

-Khai thác hải sản: 10.200 tỷđồng, chiếm 28,75%. -Chế biến thủy sản: 9.580 tỷđồng, chiếm 27%. -Hạ tầng dịch vụ: 5680 tỷđồng, chiếm 16%. -Nghiên cứu khoa học: 300 tỷđồng, chiếm 0,85%.

-Đào tạo, giáo dục: 88 tỷđồng, chiếm 0,25%. -Các lĩnh vực khác: 62 tỷđồng, chiếm 0,15%.

Qua xem xét, phân tích nguồn vốn đầu tư của ngành thủy sản của các giai

đoạn, ta nhận thấy rằng: muốn đạt được các mục tiêu đặt ra và hội nhập với nghề

cá thế giới, sự huy động nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng sự giúp đỡ của quốc tế là không thể thiếu và rất quan trọng. Trong nguồn lực quốc tế, về chỉ đạo chúng ta cần khơi thông nguồn FDI, sao cho tỷ trọng này ngày càng cao, giá trị

ngày càng lớn và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 nguồn FDI và ODA để bổ

sung, hỗ trợ lẫn nhau.

3. Chính sách về khai thác thủy sản

Tới nay, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đã vượt qua mức 1 triệu tấn/ năm, song cũng để lại một vùng biển cạn kiệt nguồn lợi, năng suất đánh bắt giảm 1/2, giá thàng sản phẩm tăng gấp đôi. Tuy phát triển nghề cá xa bờ để bảo vệ nguồn lợi ven biển và tăng chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa triển khai

đồng bộ, hiệu quả còn thấp.

Hơn 10 năm qua, ngành khai thác hải sản Việt Nam đã tăng trưởng với nhịp độ khá cao về tổng sản lượng, đạt hơn 1 triệu tấn/ năm (riêng năm 1998, sản lượng khai thác hải sản đạt 1,13 triệu tấn , bằng 170% năm 1988).

Từ khi có Nghị định số 13/CP của Chính phủ (ký ngày 02/3/1993), tiếp

đến là Thông tư liên bộ số 02 LB/TT hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP cho thấy công tác khuyến ngư đã tác động rất hiệu quả đến phong trào nuôi trồng, khai thác và sơ chế bảo quản thủy sản. Vì trước hết, khuyến ngư là chủ

trương đúng đắn, hợp với điều kiện hiện nay của các ngư dân và rất được đông

đảo ngư dân ủng hộ, hưởng ứng. So với lĩnh vực khai thác và sơ chế bảo quản thủy sản thì hiệu quả của khuyến ngư trong nuôi trồng đa dạng và phong phú hơn, nhờ có hoạt động khuyến ngư mà diện tích và năng suất tăng lên đáng kể. Từ các loại cá thông thường đến các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao ngày càng được phát triển mạnh. Có thể nói Nghị định 13/CP của Chính phủ đã khơi dậy tiềm năng của cả miền biển, đồng bằng và miền núi. Trong những năm qua, Nghị định 13/CP đã đi sâu vào thực tiễn và có tác dụng đối với việc phát triển sản xuất thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, qua thực hiện Nghị định này còn bộc lộ những hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà cần có sự hoàn thiện và điều chỉnh Nghị định này theo tinh thần tập trung kinh phí cho những vùng khai thác, sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Đối với việc đánh bắt xa bờ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

lợi tức và hoàn thuế xuất khẩu trong 3 năm đầu đối với tàu thuyền đánh bắt hải sản xuất khẩu ở Biển Đông Trường Sa.

Chính sách ưu đãi trên đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển nghề

cá khai thác xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cũng hạn chế việc đánh bắt hải sản gần bờ khi mà nguồn hải sản gần bờ đang bị

cạn kiệt.

Đầu năm 1997, Chính phủ đã chỉ đạo ngành thủy sản thực hiện chương trình đánh cá xa bờ. Đến hết năm 1998, cả nước đã có trên 300 tàu công suất lớn (90-350 CV) đưa vào sử dụng, năng lực khai thác xa bờđã có bước chuyển biến

đáng kể. Nhưng theo đó lại nổi lên nhiều vấn đề về ngư trường và dự báo khai thác vùng khơi, trình độ sử dụng tàu lớn của thuyền trưởng, chế biến và tiêu thụ

sản phẩm khai thác được, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Điều đáng lo ngại là chỉ có khoảng 20% sản lượng khai thác xa bờ có thể dùng để xuất khẩu. Còn lại 80% dùng tiêu thụ nội địa hay làm bột cá, phơi khô và làm nước mắm. Cá đánh

được nhiều mà bán giá lại rẻ và khó bán thì hiệu quả thấp. Lại chưa có cơ quan dự báo ngư trường và khai thác ngắn hạn để hướng dẫn các tàu đi đánh bắt cá xa bờ đi đến đúng nơi có cá mà đánh. Trình độ các thuyền trưởng non yếu, sử dụng tàu lớn và máy móc khá hiện đại sẽ gây ra những sự cố hỏng hóc. Nhất là vào thời vụ chính, cá về nhiều lại không có kho lạnh dự trữ hải sản, điều kiện trên tàu bảo quản kém, bến bãi thiếu... càng làm cho sản lượng bị thất thoát nhiều và giá hạ hơn.

Rõ ràng là có nhiều vấn đề đang đặt ra để bảo đảm cho việc đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ có hiệu quả. Đó không phải là việc một sớm, một chiều có thể giải quyết được .

Tóm lại, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ là việc đóng tàu

đi khơi, mà nó là dây chuyền đồng bộ từ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thật tốt.

4. Vấn đềđảm bảo chất lượng thủy sản chế biến cho xuất khẩu

Để đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu, tháng 6/1995, Bộ Thủy sản đã ban hành Chỉ thị số 13/CT/KHCN. Tuy nhiên, trong thời gian qua những hiện tượng tạp chất vào hàng thủy sản xuất khẩu vẫn có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp thiếu nguồn hàng vì chỉ nghĩ đến lợi nhuận vẫn mua hàng có cho thêm tạp chất về chế biến, làm thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước, làm giảm uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Và chính vì một trong những nguyên nhân như vậy, mà hàng thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất dần, đặc biệt là thị trường tôm nguyên liệu, trước tình hình cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực.

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu trên thế giới đối với nhiều loại sản phẩm thủy sản mà Việt Nam có khả năng sản xuất đang và sẽ tăng lên mạnh chủ yếu theo các hướng: sản phẩm giá trị cao; sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ và các loại thủy sản tưới sống. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cũng đặt ra những thách thức mới, nhất là các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm; yêu cầu chất lượng tiêu dùng ngày càng cao hơn và những yêu cầu, qui định này cũng khác nhau ở từng thị trường. Thực tiễn đòi hỏi ta phải chủ động nắm bắt và đáp ứng những qui định này một cách linh hoạt, nếu muốn mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) thì: EU và Mỹ là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản rất cao.

Đối với EU, việc kiểm soát phải được thực hiện dưới sự giám sát của chính họ mới có giá trị và được công nhận. Để xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, các nước phải có đủ ba điều kiện sau:

⇒Xây dựng hệ thống pháp luật hữu hiệu về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản tương đương với EU.

⇒Có cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh cấp quốc gia tương đương EU về tổ chức, trang thiết bị kiểm soát (ở Việt Nam, cơ quan này là NAFIQACEN).

⇒Các doanh nghiệp ở nước xuất khẩu phải tương đương về điều kiện sản xuất, quản lý chất lượng với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cùng loại của EU.

Số doanh nghiệp Việt Nam hội tụ đủ ba điều kiện trên chỉ có 33/186 doanh nghiệp được EU công nhận đủ tiêu chuẩn hàng thủy sản vào thị trường của họ. Các doanh nghiệp này đã phải nâng cấp điều kiện sản xuất bao gồm: nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, các trang thiết bị đi kèm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP (Giấy chứng nhận về tập quán sản xuất tốt áp dụng từ tháng 7/1997) và HACCP (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tập trung vào việc phòng ngừa các mối nguy hại đã biết và nguy cơ xảy ra chúng ở

một sốđiểm đặc biệt trên dây chuyền sản xuất thực phẩm). Hiện nay, không chỉ

thị trường Mỹ mà EU cũng chỉ chấp nhận mua sản phẩm từ những cơ sở chế

biến có áp dụng HACCP. Áp dụng GMP và HACCP có nghĩa là thực hiện an toàn vệ sinh thủy sản từ nuôi trồng-đánh bắt-chế biến, để cho ra sản phẩm đạt các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, EU đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản theo 3 chỉ tiêu sau: -Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.

-Chỉ tiêu hóa học: qui định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amôniắc, độ pH trong một gam sản phẩm.

-Chỉ tiêu vi sinh: qui định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn hóa khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Ecôli, Coliforime...

Trong thời gian vừa qua, Bộ Thủy sản đã xây dựng và ban hành hàng loạt tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng, đó là tiêu chuẩn về Cơ sở chế biến thủy sản, về Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP và các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của ngành thủy sản trong việc vệ

sinh an toàn thủy sản cho xuất khẩu, ngày 20/10/1999, Ủy ban Thú y thường trực của EU đã bỏ phiếu nhất trí đưa Việt Nam vào danh sách 1 được phép xuất khẩu vào EU ở cấp liên minh và ngày 16/11/1999, Cộng đồng Châu Âu (EC) đã phê chuẩn 18/33 doanh nghiệp nói trên được xuất khẩu ở cấp liên minh vào EU. Tính đến nay cả nước có 60 cơ sở áp dụng HACCP và 33 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, số doanh nghiệp này vẫn còn quá ít, nếu muốn

đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư, đổi mới theo tiêu chuẩn chất lượng GMP và HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thủy sản xuất khẩu.

Bên cạnh những việc làm được, công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn nhiều tồn tại: Hệ thống văn bản pháp qui của Nhà nước, của Bộ chưa đầy đủ, đồng bộ và còn chồng chéo; tổ chức quản lý Nhà nước về chất lượng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở các địa phương; việc quản lý điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản chưa được thực hiện ở các công đoạn: nuôi trồng, đánh bắt, thu hoạch, vận chuyển và các khâu khác của dây chuyền sản xuất thủy sản...

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam doc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)