Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì?

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi TN môn Địa lý 2010 (Trang 52)

- Coi trọng vấn đề giảm thiể uô nhiễm môi trường, không khí, nước…

6)Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì?

+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.

+ Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc.

+ Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500-800-1000 m: Plây-cu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.

7) Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ? ?

a/ Thuận lợi:

+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.

+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.

+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…

b/ Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.

8) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng.

+ Diện tích: 15.000 km2.

+ Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.

+ Địa hình: cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.

+ Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.

9) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Diện tích: 40.000 km2, lớn nhất nước ta.

+ Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH. + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.

+ Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.

10) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Diện tích: 15.000 km2.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi TN môn Địa lý 2010 (Trang 52)