0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KIM KHÍ HẢI PHÒNG 4.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu 237 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KIM KHÍ HẢI PHÒNG (Trang 39 -56 )

4.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.1.1.Những kết quả đạt được

Qua thực trạng tình hình nhập khẩu thép của công ty CP đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng ta thấy được phần nào thành tựu đã đạt được của công ty trong thời gian qua. Hàng năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn đạt và vượt kế hoạch. Nhờ tạo được mối quan hệ hợp tác ổn định với nhiều đối tác lớn trong ngành sản xuất thép Trung Quốc nên công tác nhập khẩu thép của công ty luôn đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty trong các năm qua.

Bảng 4.1.Thống kê số lượng hợp đồng thực hiện

Đơn vị tính:1000USD

Số hợp đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số hợp đồng kí kết 10 3781.5 12 4900.5 15 6869.7 Số hợp đồng thực hiện 10 3781.5 12 4900.5 15 6869.7

(Nguồn:Báo cáo tình hình nhập khẩu của công ty qua các năm 2008-2010)

Qua bảng thống kê số lượng hợp đồng cho thấy trong 3 năm 2008,2009, 2010, công ty thực hiện được 100% hợp đồng đã kí và không để trường hợp nào xảy ra tranh chấp đến mức phải đưa ra tòa án, trọng tài nên cũng chưa từng xảy ra hủy bỏ hợp đồng. Bên cạnh đó công ty ngày càng có kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng, phối hợp nhịp nhàng các khâu, các bộ phận liên quan nên hiệu quả thực hiện hợp đồng đã tăng đáng kể.

Công ty đã tạo được uy tín kinh doanh rất cao sau nhiều năm thực hiện hợp đồng XNK nhờ vậy tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cục hải quan tỉnh Lạng Sơn nên tạo điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục, nhận hàng nhanh chóng và với Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng vậy. Họ luôn có nhiều ưu đãi cho công ty như giảm tỷ lệ kí quỹ, cấp vốn cho công ty trong trường hợp không đủ khả năng thanh toán, nhờ vậy công ty luôn đảm bảo nguồn vốn thanh toán để thực hiện hợp đồng.

4.1.2.Những hạn chế còn tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc của công ty CP đầu tư và phát triển kim khí HP

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2.Tỷ lệ hợp đồng nhập khẩu thép từ Trung Quốc có sai sót của công ty năm 2008-2010 Năm Số hợp đồng thực hiện Số hợp đồng sai sót Tỷ lệ sai sót(%) 2008 10 3 30 2009 12 4 33.3 2010 15 4 26.6

(Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu của công ty qua các năm 2008-2010)

Bảng trên cho thấy số hợp đồng sai sót tăng theo số hợp đồng kí kết. Tuy nhiên tỷ lệ sai sót lại có xu hướng giảm dần. Nhưng không thể khẳng định rằng nó sẽ không tăng khi môi trường kinh doanh thay đổi.

Các sai sót trên xảy ra trong các khâu của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Dưới đây là những sai sót cụ thể và tỷ lệ để thấy rõ hơn những hạn chế mà công ty gặp phải.

Bảng 4.3.Các bước còn sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

lượng trọng(%) lượng trọng(%) lượng trọng(%) 1.Mở L/C 0 0 0 0 1 25 2.Thủ tục hải quan 1 33,3 0 0 1 25 3.Kiểm tra và nhận hàng 1 33,3 2 50 1 25 4.Thanh toán 1 33,4 2 50 0 0

5.Khiếu nại và giải quyết khiến nại

0 0 0 0 1 25

Tổng cộng 3 100 4 100 4 100

Qua bảng có thể thấy tỷ lệ sai sót chủ yếu nằm ở khâu kiểm tra và nhận hàng,thanh toán ở 2 năm 2008, 2009. Còn sang năm 2010 thì giảm còn 25%. Nhưng sai sót lại xảy ra ở khâu khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Từ những tổng hợp và phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chuyên gia, em thấy quy trình nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc còn có những vấn đề tồn tại sau:

- Việc thanh toán bằng L/C tuy đảm bảo an toàn cho cả hai bên nhưng thủ tục thanh toán còn rườm rà, nếu thay bất kỳ nội dung nào trong hợp đồng đều phải sửa đổi L/C và phải thanh toán phí sửa đổi. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp mà việc kéo dài L/C sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặt khác đó là sự thiếu kinh nghiệm và sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp dẫn đến không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Những sai sót gặp phải ở khâu thủ tục hải quan như hàng hóa kê khai không đúng cách, chủng loại hàng hóa, mã số thuế khiến cơ quan hải quan buộc công ty phải làm lại tờ khai hải quan hoặc cơ quan hải quan tính lại số thuế. Hải quan điện tử tuy đã được sử dụng ở nhiều chi cục hải quan nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

-Việc nhận thông báo và đàm phán khi kí kết hợp đồng hoặc có lỗi xảy ra vẫn còn gặp khó khăn do trở ngại về ngôn ngữ, 2 bên chưa thực sự hiểu hết về đối tác của mình.

-Công ty không chủ động trong quá trình nhận hàng bởi vì phải thuê oto vận chuyên bên ngoài 100% nên đôi khi hàng về sớm hay muộn cũng khiên công ty phải sắp xếp lịch thuê phương tiện vận tải với công ty vận tải.

- Công ty gặp khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân và dàn xếp với khách hàng khi giao hàng chậm trễ vì đối tác giao hàng muộn, không đúng số lượng.

- Việc kiểm tra hàng hóa chưa thực sự đạt kết quả tối ưu do lỗi của cán bộ nghiệp vụ quản lý chất lượng làm việc chưa đúng trách nhiệm, kiểm tra hàng chỉ mang tính đại diện, đếm số lượng mà thôi khiến gây tổn thất ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty, lợi nhuận bị giảm kéo theo uy tín của công ty bị ảnh hưởng.

- Trong 3 năm nghiên cứu thì năm nào công ty cũng có những sai sót trong khâu mở L/C. Thanh toán bằng L/C đòi hỏi sự chính xác cao nên khi lập đơn xin mở L/C vẫn còn một số sai sót như thời gian L/C không phù hợp với khả năng cung ứng hàng của bên XK, ghi sai tên người hưởng thụ hoặc số tài khoản của người bán dẫn tới làm kéo dài thời gian mở L/C, đôi khi chậm hơn thời gian quy định trong hợp đồng.

- Vấn đề vốn ít cũng là một trong những khó khăn mà công ty gặp phải. Đặc biệt trên thị trường tỷ giá biến đổi rất mạnh. Công ty sợ không có đủ khả năng thanh toán nên bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh.

- Các chuyên gia trong công ty cũng thừa nhận rằng công ty thiếu nhân lực chuyên môn giỏi, thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về pháp luật, thủ tục khiếu nại và chủ quan trong kiểm tra chất lượng. Đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn trong quá trình thương lượng soạn thảo hợp đồng.

4.1.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Mặc dù thủ tục hải quan điện tử áp dụng mấy năm gần đây những vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như phần mềm ứng dụng triển khai chưa đạt tiến độ, vẫn còn hiệu chỉnh trong quá trình triển khai. Mặt khác, luật pháp Việt Nam lại yêu cầu vừa khai hải quan điện tử vừa khai trực tiếp dẫn tới thủ tục hải quan ngày càng trở lên phức tạp.

- Biễu mã tính thuế của nước ta vẫn thường thay đổi mà không kịp thông báo cho doanh nghiệp nên việc ghi nhầm mã số thuế là khó tránh.

- Giá cả thép nhập khẩu trong thời gian qua biến động không ổn định, giá thép tăng liên tục do giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao, giá điện và giá xăng dầu trong nước tăng, sự biến động của tỷ giá (Ngày 11/2/2011 NHNN điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 9,3%), lãi suất cao. Trên thị trường lại có nhiều đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn, chủ động được nguyên liệu đầu vào, có kênh phân phối hiệu quả và tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi đó công ty lại có nguồn vốn hạn hẹp nên rất dễ mất đi cơ hội cạnh tranh hay những hợp đồng mang lại lợi nhuận cao.

- Chính sách thuế của nhà nước thay đổi nhiều nhưng chưa sát sườn với quyền lợi của doanh nghiệp, của ngành. Chưa nhìn nhận sự việc đúng bản chất của nó trên cơ sở phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô và vi mô. Chính sách tiền tệ, tài khóa, cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng, nhu cầu thực tế, bối cảnh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của ngành so với thế giới, khi đưa ra các con số về thuế suất chưa có căn cứ rõ ràng dẫn đến việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm.

♦ Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn vốn của công ty ít nên chưa đáp ứng được các hợp đồng nhập khẩu thép với quy mô lớn. Do đặc thù của ngành là nhu cầu vốn lớn nên các doanh nghiệp trong ngành thường duy trì tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản lớn(từ 51% đến 79%). Trước áp lực lạm phát và để ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến cho lãi suất cho vay

của các ngân hàng duy trì ở mức cao (lãi suất lên tới 20%/năm). Điều này không những khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn mà còn khiến cho doanh nghiệp mất nhiều chi phí sử dụng đòn bẩy tài chính cao gia tăng. Mặt khác công ty không chỉ kinh doanh thép mà còn rất nhiều hoạt động khác nên nguồn vốn phải chịu sự phân bổ đều.

- Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu thép đều sử dụng điều kiện giao hàng DAF với phương tiện vận tải nên khi vận chuyển sẽ không được bên bán mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhiều lô hàng bị chậm do xe ôtô bị hỏng trong quá trình vận chuyển tới cửa khẩu giao hàng nhưng công ty vẫn phải chấp nhận chờ đợi chứ không áp dụng các hình phạt. Điều này khiến cho bên NK không rút được kinh nghiệm để chuẩn bị kỹ hơn cho những lần giao hàng sau.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế nên không thể chuyên môn hóa thành các khâu khiến một người phải làm toàn bộ công việc từ làm thủ tục hải quan tới nhận và kiểm tra khiến việc sai sót là không thể tránh khỏi. Mặt khác, đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo tốt nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế cũng như thông thạo tiếng Trung khiến việc giao tiếp đàm phán bị hạn chế.

-Hoạt động của doanh nghiệp còn bán chuyên nghiệp, kinh nghiệm non kém. Bên cạnh đó, sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc kiểm tra, giám sát chu trình lập và thanh toán bằng bộ chứng từ bằng L/C còn được xem nhẹ. Điều đó là nguyên nhân dẫn tới những sai sót khi giao dịch bằng L/C.

4.2.Dự báo triển vọng và phương hướng hoạt động của Công ty CP đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng

4.2.1.Dự báo triển vọng

♦ Định hướng hoạt động kinh doanh chung của công ty

Với mục tiêu mở rộng quy mô xây dựng công ty phát triển bền vững và toàn diện, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng đề ra định hướng phát triển trong những năm tới là:

- Lấy kinh doanh kim khí, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất của ngành công nghiệp thép làm trọng tâm.

- Mở rộng hoạt động kinh doanh phát triển đồng đều các lĩnh vực ngành nghề như: Sản xuất, gia công các mặt hàng kim khí, vật liệu xây dựng. Kinh doanh vật tư, thứ liệu, phế liệu kim loại. Kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng, thiết bị.Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch nhằm thay đổi tỷ trọng, cơ cấu ngành nghề công ty, tạo điểm nhấn cho sự phát triển công ty trong thời gian tới.

-Tiếp tục tìm kiếm các dự án, các công trình mới để xây dựng, phát triển

và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín của Công ty .

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực tri thức cao để điều hành phát triển doanh nghiệp.

- Xây dựng công ty trở thành đơn vị phát triển mạnh, bền vững, toàn diện góp phần vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

♦ Định hướng hoạt động nhập khẩu

Để hoàn thành tốt các mục tiêu,kế hoạch của công ty trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải có các kế hoạch, định hướng cụ thể về hoạt động nhập khẩu thép trong thời gian tới như:

- Công ty điều chỉnh lại tỷ trọng nhập khẩu thép thích hợp hơn. Đồng thời thay vào đó là tìm nguồn trong nước có thể đáp ứng được để tránh được rủi ro biến động tỷ giá.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu.

- Tạo các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác,cơ quan hải quan, Ngân hàng để tạo điều kiện tiến hành hoạt động nhập khẩu hiệu quả hơn.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài, giá cả hàng hóa cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.2.2.Các phương hướng, mục tiêu của công ty trong thời gian tới

- Mở rộng thị trường. Không chỉ dừng ở việc nhập khẩu thép ở thị trường Trung Quốc mà công ty cần mở rộng sang cả Hàn Quốc, Nga…Tiếp cận thị

trường mới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

- Bảo toàn và phát triển số vốn hiện có bằng cách sử dụng nguồn vốn hiện có sao cho hợp lý đảm bảo đem lại lợi nhuận cho công ty, các cổ đông và nâng cao thu nhập cho công nhân viên.

- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp bộ máy điều chỉnh tinh gọn, hợp lý đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, có trình độ, kinh nghiệm để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao phó.

♦ Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

Tiếp tục phát triển bền vững và đạt mức tăng trưởng 10-15% trong giai đoạn từ 2011-2016. Phấn đấu trở thành doanh nghiệp đứng đầu về kinh doanh kim khí.Tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng. Để thực hiện được mục tiêu này công ty không ngừng cố gắng xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, phát huy tối đa các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ các nguyên liệu thép đầu vào nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Không ngừng đa dạng hóa sản phẩm thép để nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thép nhập khẩu, thực hiện chiến lược phát triển đồng bộ của nhà nước.

4.3.Các đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng

4.3.1.Các đề xuất với doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhưng thiếu sót trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu, sự biến động của nền kinh tế

thị trường như các chính sách kinh tế, tài chính, thị trường, luật pháp…sẽ tấn công và những kẽ hở thiếu sót đó. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp đổi mới hoàn thiện hơn nữa các mắt xích của quy trình thực hiện hợp

Một phần của tài liệu 237 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KIM KHÍ HẢI PHÒNG (Trang 39 -56 )

×